Trong hộp sọ của người, xương chẩm được xem là một trong 8 xương chính. Nó nằm ở phía sau dưới hộp sọ, phủ lên thùy chẩm của đại não. Vỡ xương này dễ gây rách mạch máu, làm chảy máu trong máu hoặc rò rỉ dịch não tủy. Đây đều là những tổn hại tiềm ẩn khó bị phát hiện mà mọi người cần chú ý kỹ. Trong chia sẻ dưới đây, cùng Kenkoshop.vn tìm hiểu chi tiết về bộ phận xương sọ quan trọng này!
I. Xương chẩm là gì?
Xương chẩm còn có tên tiếng Anh là Occipital Bone, là xương sọ phủ lên thùy chẩm của đại não. Đây là một trong 8 xương chính của hộp sọ, tham gia vào việc cấu tạo vòm sọ và nền sọ.
Vậy vị trí xương chẩm nằm ở đâu? Nằm ở phía sau dưới của hộp sọ, gần cột sống và đường khâu xương đệm. Nó kết nối với các ống chẩm và lỗ lớn hình chữ nhật ở đáy sọ cho phép tủy sống đi qua.
Cấu tạo xương chẩm bao gồm 3 phần vây quanh lỗ lớn xương chẩm. Ở giữa và phía dưới có lỗ chẩm, là có hành não, động mạch đốt sống và dây thần kinh gai. Lỗ lớn là khu vực hành não liên tiếp với tủy sống. Trước lỗ lớn là phần nền, hai bên là các phần bên và ở sau gọi là trai chẩm.
- Phần nền trước khớp với thân xương bướm, hai bên khớp với xương thái dương. Mặt ngoài hình vuông, có củ hầu, trước có hố hầu hàm chứa các hạch nhân hầu. Mặt trong là phần lõm có rãnh nền nhằm để hành cầu não và động mạch nền nằm.
- Hình ảnh xương chẩm được tái hiện trên hình ảnh chụp cắt lớp CT. Phần giữa có ụ chẩm ngoài, mà phía dưới ụ chẩm lại có mào chẩm ngoài. Ở hai bên có các đường cong chẩm trên và chẩm dưới. Còn mặt trong thì cũng tương tự, ở giữa có ụ chẩm trong, trên ụ chẩm có rãnh xoang tĩnh mạch dọc trên. Hai bên rãnh này có hố đại não, dưới rãnh là hố tiểu não.
- Hai khối bên nằm ở 2 bên lỗ chẩm và giữa phần nền – trai chẩm. Phần mặt ngoài chứa 2 lồi cầu chẩm ăn khớp với đốt sống cổ I. Phía trước lồi cầu có 2 lỗ lồi cầu trước nhằm cho thần kinh XII đi qua. Phía sau lồi cầu có lỗ lồi cầu sau để tĩnh mạch đi qua.
II. Dấu hiệu bị vỡ xương chẩm sau gáy
Vỡ xương chẩm là tình trạng bị nứt, hãy hoặc vết thương tổn xương chẩm. Tùy thuộc vào lực và vị trí tác động, loại xương sọ này được chia thành 2 loại chủ yếu. Đầu tiên là vỡ chẩm kín (da không bị rách, xương không lộ ra ngoài). Còn lại là vỡ chẩm hở khi da bị rách và xương lộ ra ngoài.
Một số biểu hiện ban đầu và phổ biến của người vỡ chẩm gồm có:
- Chảy máu từ vết thương, tai, mũi hoặc vùng xung quanh mắt
- Dịch trong suốt hoặc có tia máu chảy ra từ tai hoặc mũi
- Có vết bầm tím ở dưới mắt hoặc sau tai
- Đồng tử có sự thay đổi bất thường, kích thích không đồng đều, không phản ứng với ánh sáng
- Cảm thấy nhức đầu, buồn ngủ, khó giữ thăng bằng
- Co giật, buồn nôn hoặc có biểu hiện nôn ói
- Mất ý thức
- Líu lưỡi, cứng cổ, bứt rứt, rối loạn thị giác
III. Nguyên nhân bị vỡ xương chẩm
Chấn thương chẩm sau gáy thường xuất phát từ nguyên nhân khi có lực va chạm đủ mạnh làm vỡ xương. Bất kỳ tác động nào lên đầu cũng có thể gây vỡ xương chẩm. Chẳng hạn như:
- Bị ngã xuống, đầu va chạm với mặt đất
- Vật rơi trúng đầu
- Tai nạn xe hơi nghiêm trọng, khiến phần đầu chấn thương
- Súng bắn
- Tai nạn xe cơ giới
- Va chạm ẩu đã dẫn đến chấn thương chẩm
- Ngã từ trên cao xuống
IV. Vỡ xương chẩm có nguy hiểm không?
Câu trả lời là “Có nguy hiểm”. Bởi lẽ các mảnh xương chẩm bị vỡ ra có thể gây ra một số hiểm họa khôn lường. Vỡ chẩm làm rách mạch máu, chảy máu trong não hoặc rò rỉ dịch não tủy. Thậm chí, não sẽ bị tổn hại tiềm ẩn nghiêm trọng, gây ra mất ý thức, người thực vật hoặc tử vong.
Do đó, nếu nghi ngờ bị vỡ chẩm và có xuất hiện những triệu chứng sau cần đưa đi khám bác sĩ ngay:
- Có vật nhô ra bất thường từ hộp sọ
- Dịch trong suốt chảy ra từ mũi và tai
- Máu chảy không ngừng từ vết thương, mũi hoặc tai ngay cả không ấn mạnh vào các vị trí này
- Một số biểu hiện liên quan đến lưu thông máu hoặc hơi thở
- Bị sưng mặt, bầm tím, có nhiều thương tích, co giật và bất tỉnh.
V. Cách xử lý ngay khi bị vỡ xương chẩm
Việc làm đầu tiên bị gặp bệnh nhân bị vỡ xương chẩm chính gọi ngay cấp cứu. Trong thời gian đợi sự trợ giúp từ y tế, bạn cần ghi nhớ thực hiện một số bước xử lý sau:
- Giữ nguyên hiện trường, không di chuyển người bị thương trừ khi thực sự cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn được việc sơ ý khiến tình trạng người gặp nạn càng thêm nghiêm trọng.
- Nếu máu chảy nhiều thì cần cầm máu bằng cách dùng băng y tế, miếng vải sạch hoặc mảnh quần áo sạch áp lực lên vết thương.
- Đừng cố gắng căn chỉnh xương hoặc đẩy xương dính lại. Hãy cố định khu vực bị thương bằng cách nẹp ở hai bên vị trí gãy xương.
- Nếu người gặp bạn bị xỉu hoặc chỉ thở thoi thóp, thở ngắn và nhanh, hãy đặt người nằm xuống với đầu hơi thấp hơn. Đồng thời, nâng cao chân người bệnh lên để họ dễ thở hơn, đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
ĐỪNG BỎ LỠ: Gãy xương bàn tay bao lâu thì lành? Cách điều trị nhanh chóng
VI. Cách điều trị vỡ xương chẩm an toàn
Sau khi trải qua quy trình thăm khám của bệnh viện, việc chọn phương pháp điều trị vỡ xương chẩm ra sao phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm: thể trạng sức khỏe, tuổi tác, lịch sử y tế của người bệnh, loại xương vỡ và mức độ chấn thương. Tuy nhiên, có 2 cách điều trị vỡ chẩm phổ biến sau đây:
1. Điều trị không phẫu thuật
Trong trường hợp gãy chẩm kín nhẹ, đơn giản, bác sĩ sẽ khuyến nghị điều trị không phẫu thuật. Bạn sẽ không cần phải thực hiện xâm lấn, phẫu thuật, không cần điều trị đặc hiệu.
Lý do là vì phần lớn chấn thương xương chẩm nhẹ sẽ tự lành. Người bệnh chỉ cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi khoa học và uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Điều trị phẫu thuật
Nếu tình trạng gãy xương chẩm hở, phức tạp và nghiêm trọng thì bắt buộc chúng ta cần phải can thiệp điều trị phẫu thuật. Có thể, bác sĩ cần lấy ra mảnh xương vỡ bên trong nếu có rò dịch não tủy và độ dày xương chẩm lớn hơn phần xương vỡ bị đè ép.
Trong phác đồ điều trị, cần sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng. Đặc biệt là khi vết thương hở, bầm dập và chảy nhiều máu.
VII. Cách chăm sóc bệnh nhân bị vỡ xương chẩm
Để giúp cho chấn thương chẩm mau lành, phục hồi các chức năng trở lại bình thường nhanh chóng. Người chăm sóc cần phải lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây:
- Tuân thủ làm theo mọi chỉ định điều trị của bác sĩ
- Người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, tránh suy nghĩ nhiều, căng thẳng, mệt mỏi
- Sau điều trị, bệnh nhân cần nằm ở tư thế đầu nâng lên
- Hạn chế các động tác xì mũi, lắc đầu, ngoáy cổ
- Tuyệt đối không mang vác vật nặng, làm việc nặng khi xương chẩm chưa phục hồi hoàn toàn.
- Bổ sung thực đơn dinh dưỡng đa dạng cho người bệnh. Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho xương như canxi, vitamin D, sắt, kẽm, vitamin K,… Tránh xa thuốc lá, thuốc lào, các chất kích thích như cafe, rượu, bia, nước ngọt có ga, nước chè đặc,…
- Kết hợp uống viên xương khớp Nhật Bản Prokan. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Prokan Nhật Bản với nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Sản phẩm chứa nhiều thành phần dược liệu quý như: chiết xuất sụn cá mập, chiết xuất vỏ liễu trắng, chiết xuất sụn mũi cá hồi, chiết xuất lá actiso… góp phần bổ sung Proteoglycan và Salicin giúp hỗ trợ sức khỏe của khớp, tăng cường sự linh hoạt, giảm khó chịu khi cử động.
Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về xương chẩm, cách điều trị và chăm sóc chấn thương chẩm ai cũng nên biết. Hi vọng sẽ giúp ích được cho người bệnh cũng như người nhà thêm kiến thức bổ ích, nhanh chóng phục hồi vết thương, trở lại cuộc sống bình thường. Đặt viên uống xương khớp Nhật Bản Prokan bổ sung canxi, hỗ trợ vết thương xương chẩm nhanh lành tại Kenkoshop.vn nhé!
TÌM HIỂU THÊM: 10+ Loại viên uống xương khớp của Nhật phổ biến năm 2023