Trong một cuộc khảo sát của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia gần nhất cho thấy, tại Việt Nam có đến 45.9 – 57.7% trẻ biếng ăn, lười ăn. Con số này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về bài toán dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong bài chia sẻ dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu gốc rễ nguyên nhân trẻ biếng ăn cũng như giải pháp khắc phục nó.
I. Biếng ăn (lười ăn) ở trẻ là gì?
Biếng ăn ở trẻ là tình trạng trẻ ăn ít hơn so với bình thường, trẻ giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn. Trẻ ngậm trong miệng lâu, ăn chậm, không chịu nhai nuốt thức ăn.
Một số trẻ còn có dấu hiệu quấy khóc, chạy trốn hay nôn trớ khi nhìn thấy thức ăn. Vậy nên, trẻ không thu nạp được đầy đủ lượng thức ăn cần cho cơ thể. Đây là thực trạng cực kỳ phổ biến ở trẻ mọi lứa tuổi. Đặc biệt là những trẻ ở độ tuổi ăn dặm, từ 1 – 4 tuổi, chiếm đến 30 – 40%.
Trẻ biếng ăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau do tâm lý, sinh lý hay bệnh lý. Nếu không can thiệp kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về tầm vóc cũng như trí tuệ của trẻ.
II. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Các bậc cha mẹ thường đặt ra câu hỏi vì sao trẻ biếng ăn, tại sao trẻ đột nhiên chán ăn, lười ăn và cảm thấy sợ thức ăn. Có những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chủ yếu sau đây bạn cần biết:
1. Biếng ăn sinh lý
Bước vào giai đoạn biết lật, biết bò, biết đi,… bé mải mê khám phá khả năng của cơ thể, học tập các kỹ năng mới nên quên đi việc ăn uống. Do đó, tình trạng biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ 3 – 4 tháng tuổi, 9 – 12 tháng tuổi, 16 – 18 tháng tuổi.
Sau một vài tuần bé cân bằng được lịch trình của bản thân, trẻ sẽ trở lại ăn uống bình thường. Vậy nên, bố mẹ không cần quá lo lắng, hãy theo sát biểu hiện của con để có hướng xử lý kịp thời. Bởi vì mặc dù trẻ biếng ăn sinh lý không để lại hậu quả quá nghiêm trọng. Nhưng nếu trẻ bỏ ăn quá 1 tháng thì vẫn sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
2. Biếng ăn bệnh lý
Khác với biếng ăn sinh lý xảy ra khi bé bước vào giai đoạn thay đổi cơ thể bình thường. Biếng ăn bệnh lý thường xuất phát từ việc cơ thể bé bị mắc các chứng bệnh như cảm cúm, viêm họng, thiếu máu, lở miệng, hệ tiêu hóa,… Trong trường hợp này, các mẹ cần phải chữa hết bệnh cho bé thì chứng biếng ăn mới thuyên giảm.
Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến biếng ăn bệnh lý như sau:
- Trẻ gặp khó khăn khi nhai và nuốt như mọc răng, nấm lưỡi, bị viêm tuyến nước bọt, viêm amidan, áp xe lợi nên chán ăn
- Trẻ mắc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, nôn trớ,… Đây chính là dấu hiệu của tình trạng loạn khuẩn đường ruột, tiết dịch dạ dày hay rối loạn co bóp.
- Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa do cơ chế miễn dịch của trẻ còn rất yếu ớt. Lúc này, hàm lượng các vitamin và khoáng chất bị hao hụt làm trẻ lười ăn, cảm giác chán ăn. Một số trẻ còn phải sử dụng kháng sinh, gây chướng bụng, khó tiêu gây ra chán ăn.
- Trẻ biếng ăn do nhiễm giun, sán
3. Biếng ăn tâm lý
- Rất nhiều bố mẹ thường ép trẻ ăn bằng cách la hét, đánh mắng, buộc bé phải ăn. Nhiều khi, lượng thức ăn còn quá mức nhu cầu của trẻ, gây nôn ói, hoặc trẻ chống đối dẫn tới chứng biếng ăn.
- Bố mẹ không quan tâm đến bé, cư xử lạnh nhạt nên bé không ăn để chống đối hoặc thu hút sự chú ý.
- Trẻ đột ngột bỏ ăn khi thay đổi tâm trạng, hờn dỗi do thay đổi môi trường, giờ ăn hoặc người cho ăn.
III. Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn
Các mẹ cần chú ý theo dõi những dấu hiệu trẻ được coi là biếng ăn sau đây:
- Trẻ biếng ăn hay ngậm lâu trong miệng, không chịu nhai nuốt, lười ăn dặm
- Trẻ ăn ít hơn ½ khẩu phần ăn thông thường, không chịu ăn hết, vứt đồ ăn lung tung, bữa ăn kéo dài hơn 30 phút
- Trẻ biếng ăn hay quấy khóc, chạy trốn hoặc từ chối không ăn khi thấy thức ăn bưng lên
- Trẻ biếng ăn hay nôn trớ, có phản ứng buồn nôn, khó chịu khi thấy thức ăn
- Trẻ biếng ăn khó ngủ lâu ngày không thuyên giảm, trẻ không tăng cân liên tục trong 3 tháng liền.
IV. Trẻ biếng ăn phải làm sao?
Biếng ăn ở trẻ khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Bởi lẽ nó sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con. Trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, tư duy trí tuệ kém hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Vậy trẻ biếng ăn phải làm sao? Áp dụng các phương pháp sau đây để các tuần biếng ăn của trẻ trôi qua nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn.
1. Cách trị trẻ biếng ăn với thực đơn đa dạng, đẹp mắt
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng bữa ăn đủ chất là trộn các loại thực phẩm với nhau nấu thành cháo hoặc khuấy bột cho bé. Tuy nhiên, thực tế điều này khiến cho thực đơn bữa ăn của bé mất đi sự hấp dẫn về hình thức và mùi vị. Lâu dần, bé sẽ cảm thấy chán ngán, dẫn đến chứng biếng ăn.
Một số gia đình còn chỉ trung thành với một số loại thực phẩm và một vài cách chế biến. Những món ăn này sẽ khiến trẻ nhanh chán, không khơi dậy được hứng thú ăn uống của trẻ. Vì vậy, tốt nhất, cha mẹ nên đa dạng hóa thực đơn bữa ăn, cho bé chọn món mình thích hoặc tự bé trang trí món ăn của mình. Như vậy, bé yêu sẽ cảm thấy việc ăn uống rất thú vị, đẩy lùi được chứng biếng ăn ở trẻ.
2. Giải pháp cho trẻ bị biếng ăn với bữa ăn không khí vui vẻ
Bố mẹ thường ép con ăn vô hình chung tạo áp lực tâm lý cho bé khi vào bàn ăn. Một số trẻ sẽ giả vờ đau bụng, nôn ọe hoặc sợ ăn khi nhìn thấy thức ăn đưa lên. Phương pháp bố mẹ cần áp dụng ngay đó là tạo không khí bữa ăn vui vẻ để trẻ tự ăn một cách chủ động. Trẻ tự cảm nhận các món ăn thông qua chạm, bốc hoặc dùng muỗng, nĩa.
Lúc này, mọi người hãy vỗ tay khen ngợi bé, khuyến khích bé học dùng muỗng, thìa. Điều này sẽ giúp trẻ thích thú, không bị căng thẳng và từ đó bé ăn ngon miệng hơn.
3. Cách khắc phục trẻ biếng ăn cùng giờ giấc ăn uống ổn định
Với những bé năng động, bé sẽ không bao giờ chịu ngồi im trong suốt bữa ăn. Do đó, dù bé ăn ít hay ăn nhiều, bố mẹ nên cố định khung giờ ăn nhất định. Xây dựng thói quen ăn nhanh hơn bằng cách không cho phép bữa ăn của bé kéo dài quá 30 phút. Điều này sẽ giúp bé tránh áp lực tâm lý, kích hoạt chức năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể.
4. Kích thích trẻ biếng ăn với việc chia nhỏ khẩu phần ăn
Bố mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn, thiết kế giờ ăn cách nhau khoảng 4 – 5 tiếng. Tuyệt đối không cho bé ăn vặt giữa các cữ gây xáo trộn giờ ăn của bé.
5. Điều trị trẻ biếng ăn cùng những thức ăn đầy đủ dinh dưỡng
Tạo môi trường trải nghiệm những nhóm thực phẩm mới cho trẻ biếng ăn chưa bao giờ là điều dễ dàng. Một trong những mẹo nhỏ các mẹ có thể áp dụng là hãy cùng con trải nghiệm. Khi bé thấy bố ăn ngon miệng, khen ngợi món ăn thì bé sẽ bắt chước làm theo.
6. Tăng cường vận động cùng trẻ biếng ăn, chậm tăng cân
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, rèn thói quen ăn uống, bố mẹ nên tăng cường vận động cùng trẻ nhỏ. Bố mẹ hãy đưa con ra ngoài chơi, đi bơi, vui chơi cùng bạn bè tại công viên, sân nhà hoặc tập đi xe. Việc vận động thường xuyên sẽ giúp bé tiêu hao năng lượng nhanh. Từ đó, bé sẽ mau đói hơn, ăn ngon hơn và lượng ăn trong bữa chính sẽ tăng dần.
7. Một số cách khác giúp trẻ giảm biếng ăn
- Khuyến khích trẻ vào bếp cùng mẹ để mẹ và bé cùng trao đổi thực đơn bữa tiếp, bé sẽ ra quyết định mình sẽ ăn gì. Hãy để bé phụ mẹ làm việc đơn giản như: nhặt rau, trộn thức ăn, rửa rau hay dọn bàn ăn cho cả nhà. Những việc làm này sẽ kích thích bé muốn ăn những món mà bé đã phụ mẹ làm.
- Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước hoặc sữa trước và trong khi ăn. Việc này sẽ khiến trẻ có cảm giác no, nên không còn hứng thú ăn bữa chính nữa.
- Nghiêm khắc không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn vì bé sẽ không bao giờ cảm thấy đói khi vào bữa chính.
V. Giúp trẻ ăn ngon miệng, dễ hấp thụ dinh dưỡng cùng các thực phẩm hỗ trợ
Nếu trẻ biếng ăn kéo dài, bố mẹ cần tìm kiếm phương án giải quyết tình trạng này bằng cách bổ sung thực phẩm hỗ trợ. Các sản phẩm này cần chứa Lysine, vi khoáng chất và vitamin thiết yếu để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu và cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Tiêu biểu có thể kể đến như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Multivitamin Nhật Bản. Sản phẩm dạng viên nén, chứa đa dạng các loại vitamin như vitamin A, C, D, E, B1,…góp phần hỗ trợ bổ sung một số vitamin cho cơ thể giúp tăng cường sức khỏe. Multivitamin an toàn, dễ sử dụng, phân phối chính hãng bởi Kenkoshop.vn, được rất nhiều khách hàng tin tưởng chọn lựa.
Ngoài ra để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nhật Bản Immuno Care. Sản phẩm với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như chiết xuất rễ cúc tím, bột quýt Onshu, Vitamin C giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm mũi, họng cho trẻ nhỏ. Trải qua quá trình nghiên cứu và sản xuất nghiêm ngặt nên rất an toàn khi sử dụng, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.
Tóm lại, trẻ biếng ăn là tình trạng mà rất nhiều bé gặp phải, gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, cha mẹ hãy tham khảo và lắng nghe ý kiến từ chuyên gia để tìm ra giải pháp đúng đắn hiệu quả nhất giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt.