Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là khi hệ tiêu hóa không phát huy được vai trò xử lý thức ăn, khiến cho cơ thể thiếu chất, dễ suy nhược. Dấu hiệu dễ thấy nhất chính là trẻ chán ăn, khó tiêu, nôn trớ… Nguyên nhân chủ yếu là do sức đề kháng quá yếu và mất cân bằng vi sinh đường ruột.
📢📢📢Kenkoshop gợi ý:
I. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là bệnh gì?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là những chấn thương xảy ra trong hệ đường ruột (bao gồm ruột non và đại tràng) làm ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa thức ăn, khiến bé chậm phát triển kèm theo hàng loạt các biến chứng xấu.
Chứng bệnh rối loạn tiêu hóa gây ra nhiều cản trở lớn tới đời sống sinh hoạt cũng như quá trình trưởng thành của bé. Lâu dần, cơ thể trở nên thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng, gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh và hệ miễn dịch, thể chất suy nhược.
Lý do là bởi hơn 90% hoạt động tiêu hóa đều diễn ra trong ruột non và đại tràng, nên khi chu trình xử lý thức ăn kém hiệu quả, gần như toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể đều chịu tác động xấu.
Rối loạn tiêu hóa trẻ sơ sinh không hiếm gặp, nếu quá trình điều trị không được thực hiện kịp thời hoặc dứt điểm có thể để lại di chứng mãn tính. Trẻ sẽ bị tái phát bệnh trong độ tuổi trưởng thành khi có tác động từ bên ngoài (thời tiết, thói quen ăn uống…)
II. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cha mẹ nên nắm rõ các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa để kịp thời phát hiện và tiến hành điều trị đúng thời điểm, hạn chế tối đa những tổn thương không mong muốn cho bé.
Cách nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao gồm:
1. Nôn mửa, trào ngược
Trẻ sơ sinh rất dễ gặp hiện tượng nôn trớ sau ăn, bị trào ngược các chất trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng - mũi khiến bé khó chịu.
Đa phần tình trạng nôn trớ đều là do mẹ cho bé bú quá no, tư thế bú không đúng hoặc mới đổi loại sữa mới…
Bạn hãy điều chỉnh lại thời gian và cách cho con bú sao cho chuẩn để giảm thiểu những triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp không thấy có sự cải thiện, bạn cần cho trẻ sử dụng dược phẩm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ở một số trẻ, dấu hiệu nôn trớ có thể là do mắc các dị dạng bẩm sinh trong đường tiêu hóa (teo ruột, tắc thực quản, phình ruột già…) Việc điều trị chậm trễ rất dễ ảnh hưởng tới sinh mạng của trẻ.
2. Tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy liên tục quá 3 lần/ngày kèm theo mệt mỏi, chán ăn, sốt, đầy bụng… rất có thể là bị nhiễm khuẩn đường ruột. Trường hợp bị nặng hơn, bé còn bị ra ngoài có máu, ngủ li bì, đổ mồ hôi.
Mẹ có thể khắc phục tình trạng tiêu chảy cho bé bằng cách bổ sung các chất điện giải, điều chỉnh khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng hoặc đến bệnh viện để được hướng dẫn điều trị.
3. Táo bón
Trái ngược với triệu chứng tiêu chảy, bé bị táo bón sẽ gặp khó khăn trong việc đi ngoài, 2-3 ngày mới có thể vệ sinh 1 lần và phân cứng, đi mót, đau bụng…
Nếu bị táo bón kéo dài, trẻ khó tránh khỏi biếng ăn, bụng rắn và căng, quấy khóc thường xuyên vì khó chịu.
Tùy vào từng nguyên nhân gây ra táo bón mà cách điều trị sẽ khác nhau ở mỗi trẻ. Bạn có thể tham khảo một vài biện pháp như: cho bé uống đủ nước, nạp nhiều rau xanh và hoa quả, massage bụng…
4. Bụng phình to
Cơ thể không phân hủy lactose (đường sữa) đúng cách có thể khiến trẻ bị trướng bụng, gây phình to và khó chịu sau khi ăn.
Khi đó, hệ đường ruột không dung nạp lactose và sinh ra phản ứng đào thải, bé dễ bị đi ngoài phân lỏng, không ăn được nhiều.
Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định cho bé uống men lactase trước khi uống sữa để đảm bảo quá trình tiêu thụ đường hiệu quả hơn.
5. Một số triệu chứng khác
Trên thực tế, triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất đa dạng, gây ra nhiều sự khó chịu khiến bé kém ăn, khả năng vận động yếu, cơ thể gầy ốm…
Ở những trẻ sơ sinh, bạn có thể “đọc” các dấu hiệu qua việc bé đỏ mặt, khóc nhiều, co chân lên bụng, tay nắm chặt, không muốn bú mẹ…
III. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Các chuyên gia xác định nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu hóa bị rối loạn ở trẻ nhỏ chủ yếu là do những vấn đề liên quan tới đường ruột, bao gồm: mất cân bằng vi sinh, hệ cơ quan chưa phát triển toàn diện hoặc bị ngộ độc, nhiễm khuẩn.
1. Loạn khuẩn đường ruột
Trong đường ruột luôn tồn tại song song cả lợi khuẩn và hại khuẩn, tỷ lệ an toàn là 85%-15%. Tuy nhiên, vì một số lý do bên trong hoặc bên ngoài khiến cho con số này bị thay đổi, gây mất cân bằng và khiến lợi khuẩn giảm sút.
Trẻ bị loạn khuẩn thường do chế độ ăn thiếu chất, dùng quá nhiều thuốc kháng sinh hoặc trẻ sinh non khiến cơ thể yếu ớt, miễn dịch không ổn định.
Khi tỷ lệ hại khuẩn tăng lên, lớp niêm mạc đường ruột dễ phải chịu tổn thương cho các chất độc mà vi trùng tiết ra.
2. Cơ quan tiêu hóa còn non yếu
Trong khoảng 2 năm tuổi đời đầu tiên, các cơ quan trong hệ tiêu hóa của trẻ rất yếu bởi chưa có sự phát triển đầy đủ và toàn diện. Nếu cha mẹ không chăm sóc bé cẩn thận sẽ rất dễ làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tiêu hóa.
Một vài trường hợp trẻ bị dị dạng đường ruột hoặc cơ thể bẩm sinh không dung nạp lactose sẽ gặp phải chứng rối loạn nghiêm trọng hơn, luôn trong trạng thái ốm yếu.
3. Ngộ độc thức ăn
Thức ăn không đảm bảo an toàn là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ cực kỳ phổ biến. Do hệ miễn dịch đường ruột phản ứng với các chất bảo quản, thuốc trừ sâu hay chất độc có trong thực phẩm.
4. Đường ruột bị nhiễm khuẩn
Thói quen mút tay, ngậm các vật dụng trong nhà hoặc tiếp xúc với thú cưng có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa, do các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào đường ruột.
Đây là lý do mà bác sĩ luôn dặn dò các gia đình phải hết sức chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường sống, tránh gây tổn hại đến cơ thể trẻ nhỏ.
IV. Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Sau khi tìm hiểu rõ về nguyên nhân, bạn hãy tham khảo ngay những cách điều trị chứng rối loạn tiêu hóa dưới đây:
1. Phác đồ điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Phác đồ xử lý các chứng bệnh ở mỗi trường hợp sẽ khác nhau, nên cha mẹ cần biết rõ vấn đề của trẻ để lựa chọn cách chữa tương ứng. Cụ thể như sau:
+/ Trường hợp 1: Trẻ bị tiêu chảy
- Bù đủ dịch cho trẻ bằng cách bổ sung các loại nước canh, soup, nước ép trái cây tươi, nước lọc.
- Giảm thiểu các chế phẩm chứa đường lactose: sữa tươi, phô mai, bánh ngọt…
- Sử dụng kháng sinh nếu trẻ có các biểu hiện đi ngoài phân lỏng kèm máu, nghi mắc bệnh tả/ lỵ.
- Bổ sung thêm thực phẩm giàu kẽm và duy trì khẩu phần dinh dưỡng khoa học.
- Đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám ngay nếu tình trạng bệnh kéo dài lâu ngày không thuyên giảm, sốt cao trên 39 độ C, trẻ mệt lả…
+/ Trường hợp 2: Trẻ bị táo bón
- Điều trị triệu chứng bằng cách thụt tháo phân, loại bỏ các chất dư thừa ra bên ngoài (dùng thuốc hoặc dầu paraffin)
- Tăng carb và chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ giúp nhuận tràng.
- Hỗ trợ trẻ vận động nhiều để hệ cơ quan phát triển khỏe mạnh, tăng nhu động ruột.
- Cho trẻ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và chỉ uống thuốc theo kê đơn.
2. Thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho bé
Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc ‘Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì?’. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn vẫn nên tham vấn bác sĩ để đưa ra quyết định đúng đắn.
Dưới đây là một số dòng thuốc phổ biến mà bạn nên biết:
- Thuốc trị đầy hơi, trướng bụng: phosphalugel, maalox plus, pepsane… (chống chỉ định cho trẻ dưới 6 tháng)
- Thuốc trị tiêu chảy: oresol, smecta, loperamid, berberin…
- Thuốc trị táo bón: forlax, methylcellulose, duphalac…
- Men vi sinh (chống chỉ định cho trẻ tiêu chảy, đau bụng, trào ngược)
V. Cách phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Đi đôi với các biện pháp chữa trị, cha mẹ cũng cần biết cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em để giảm thiểu tối đa những cảm giác khó chịu và bảo vệ sức khỏe toàn diện.
- Cho trẻ bú sữa trong 6 tháng đầu nhằm đảm bảo sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh và tiêu hóa ổn định.
- Cung cấp một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, đủ các khoáng chất cần thiết (kẽm, sắt, vitamin A, vitamin C…)
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và khí độc.
- Giữ gìn môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng mát, không bị ẩm mốc.
- Bổ sung men vi sinh củng cố sức khỏe đường ruột, nổi bật trong các sản phẩm phải kể đến men Megumi Nhật Bản với nhiều thành phần dưỡng chất cực tốt cho tiêu hóa của trẻ nhỏ.
VI. Một số thắc mắc của phụ huynh khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Ngoài những thông tin về triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa rối loạn hệ đường ruột, nhiều bậc cha mẹ có vô vàn băn khoăn khó tháo gỡ khác. Dưới đây là một số kiến thức hữu ích mà bạn không nên bỏ qua:
1. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?
Thông thường, trẻ em bị rối loạn tiêu hóa cấp tính sẽ khỏi sau 2-3 ngày, trường hợp nặng hơn có thể kéo dài tới nhiều tuần liền.
Việc bé khỏi bệnh nhanh hay chậm còn tùy vào nhiều yếu tố khác nhau như: cơ địa, khả năng miễn dịch, mức độ bị rối loạn, cách điều trị…
Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi và phát hiện kịp thời các triệu chứng bất thường của trẻ để có biện pháp khắc phục sớm, tránh làm bệnh tình nặng nề hay lâu khỏi.
2. Cách chăm sóc khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Chăm sóc cho trẻ khi mắc chứng rối loạn tiêu hóa đòi hỏi các bà mẹ phải biết cách điều chỉnh khẩu phần dinh dưỡng, giữ gìn vệ sinh cẩn thận, tăng cường men vi sinh… Chi tiết như sau:
Chế độ ăn uống:
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn giúp trẻ dễ tiêu hóa, hệ đường ruột có thời gian nghỉ và hoạt động một cách hiệu quả hơn.
- Trẻ cần được “ăn chín, uống sôi” và kiêng ăn các món tùy theo từng tình trạng bệnh.
- Không ăn quá no ngay trước khi đi ngủ và cần xây dựng giờ giấc bữa ăn hợp lý.
Cách vệ sinh:
- Không cho trẻ ngậm đồ chơi, mút tay, nghịch bẩn…
- Rửa tay với xà phòng thường xuyên cho trẻ nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại.
- Làm sạch các món đồ chơi thường xuyên, thay chăn ga để tránh ẩm mốc.
Vận động, sinh hoạt:
- Khuyến khích trẻ tham gia các bộ môn thể thao tăng cường sức đề kháng, cải thiện thể chất.
- Dành thời gian 15-20 phút mỗi ngày cho các hoạt động ngoài trời, không nên để trẻ nằm ngồi quá nhiều.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc, không để trẻ thức quá muộn làm lệch đồng hồ sinh học.
Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh giúp bé cân bằng lại hệ vi khuẩn bên trong đường ruột, làm giảm nhanh các phản ứng khó chịu và khắc phục rối loạn tiêu hóa.
Khi chọn mua men vi sinh, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ thông tin về từng loại sản phẩm và phải đến những nơi chính hãng.
3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có sốt không?
Đa phần trẻ em mắc rối loạn tiêu hóa có biểu hiện lâm sàng là đau bụng, đầy hơi và có kèm theo sốt. Cha mẹ nếu thấy bé đầy đủ các triệu chứng thì cần sớm lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp.
Ở một vài trường hợp hiếm, trẻ sốt cao do rối loạn tiêu hóa sinh ra hiện tượng co giật, đau thắt bụng, khóc to và nhiều… Khi đó, bạn cần mau chóng đưa bé đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ.
4. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên & không nên ăn gì?
Thay đổi thói quen ăn uống là một mẹo trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ khá hữu ích. Bạn nên chú ý đến những món nên ăn và không nên ăn để chủ động xây dựng khẩu phần ăn cho bé phù hợp nhất.
Các món cần tránh:
- Không nên tiêu thụ các món đồ sống hay chín tái như: salad, sushi, bít tết…
- Hạn chế các món nhiều dầu mỡ và chất béo xấu, lượng đạm quá mức cần thiết.
- Tránh ăn các món đồ gây khó tiêu, thức ăn nhanh gây hại cho tiêu hóa: xúc xích, bánh mì kẹp, khoai tây chiên, gà rán…
- Không lạm dụng quá mức các món gây tính nóng hoặc tính hàn/ tanh.
Các món nên bổ sung:
- Trẻ bị tiêu chảy nên bổ sung thêm món nhiều đường, trẻ bị táo bón nên tăng cường chất xơ và tinh bột.
- Thêm hoa quả và rau xanh vào các bữa ăn giúp bổ sung vi lượng, gia tăng chỉ số chống oxy hóa.
- Ưu tiên lựa chọn chất đạm lành mạnh từ thịt, cá và protein thực vật (đậu, hạt, ngũ cốc…)
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Megumi Nhật Bản để hỗ trợ bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường sức khỏe.…Thành phần của Megumi chứa nhiều hoạt chất có ích như: lactobacillus, inulin, axit citric, bột tơ tằm thủy phân, vitamin…nên dễ sử dụng mà không gây tác dụng phụ. Đặc biệt an toàn cho cả trẻ em và người lớn, được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản kiểm định kỹ lưỡng về chất lượng.
Cùng với đó, hãy tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nhật Bản Immuno Care. Sản phẩm với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như chiết xuất rễ cúc tím, bột quýt Onshu, Vitamin C giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm mũi, họng cho trẻ nhỏ. Trải qua quá trình nghiên cứu và sản xuất nghiêm ngặt nên rất an toàn khi sử dụng, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa và những thông tin liên quan trong bài viết chắc chắn là cẩm nang kiến thức bổ ích cho các bậc cha mẹ. Bạn hãy chuẩn bị phòng ngừa bệnh ngay từ sớm để đảm bảo sự phát triển ổn định của bé. Hãy đến ngay với nhãn hàng Kenkoshop.vn để tìm kiếm sản phẩm chăm sóc sức khỏe chuẩn và an toàn nhất.