Tiểu đường uống nước dừa được không? Tìm hiểu rõ về câu trả lời sẽ giúp bạn biết cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, sớm cải thiện chứng bệnh của mình. Khi dùng nước dừa, bạn nên chọn dạng nguyên chất và uống đúng thời điểm phù hợp để tránh gây ra tác dụng phụ.
📢📢📢Kenkoshop gợi ý:
I. Tiểu đường uống nước dừa được không?
Theo chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng, bị tiểu đường có thể uống nước dừa bởi trong đó nhiều vitamin và khoáng chất hỗ trợ giảm thiểu lượng đường trong máu.
Trên các trang tạp chí Medicinal Food cũng khẳng định: Nước dừa giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hỗ trợ xoa dịu những triệu chứng mất ngủ, suy nhược cơ thể, mệt mỏi…
Lý do là bởi nước dừa cung cấp hàng loạt các chất điện giải, đặc biệt là hàm lượng kali cao, giúp hormone Insulin nhanh chóng đưa glucose vào tế bào để giảm đường huyết.
Đồng thời, nước dừa còn giúp điều chỉnh hoạt động của thận, quá trình trao đổi chất sẽ được cải thiện tốt hơn, tránh làm cho glucose hấp thu quá nhanh vào máu.
Tóm lại, nước dừa là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường và là sự thay thế tốt cho nước ép trái cây, đồ uống có ga, bia rượu…
II. Tiểu đường thai kỳ có uống nước dừa được không?
Từ những công dụng mà nước dừa mang tới, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể dùng thức uống này, nhưng không nên lạm dụng quá mức. Ngưỡng trung bình mà chị em nên nạp vào là 240-280ml/ ngày.
Nước dừa sẽ cung cấp cho cơ thể mẹ bầu một hàm lượng chất chống oxy hóa cao để giảm sự xuất hiện gốc tự do, tránh gây tổn thương tế bào và hỗ trợ xoa dịu các triệu chứng thai nghén, mệt mỏi do tiểu đường.
Một số nghiên cứu cho rằng, các gốc tự do dễ làm kích thích phát sinh biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường. Vì vậy, uống nước dừa là một quyết định đúng đắn để bạn cải thiện sức khỏe.
Tuy nhiên, các chị em vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và hỏi rõ vấn đề ‘Bà bầu tiểu đường có nên uống nước dừa? Uống như thế nào cho đúng?’ nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
III. Các lợi ích tốt của nước dừa với người bệnh tiểu đường
Đối với người bị mắc tiểu đường, nước dừa đem lại khá nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh và tăng cường bảo vệ cơ thể.
Những lợi ích chi tiết như sau:
- Cân bằng đường huyết: hoạt chất magie và kali giúp ích cho việc tăng độ nhạy insulin, hỗ trợ hạ đường huyết về mức an toàn. Cùng với đó, hàm lượng chất xơ cao trong nước dừa còn làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu, góp phần giữ sự ổn định của đường huyết.
- Chống stress oxy hóa cùng các triệu chứng tiểu đường: stress oxy hóa liên quan đến việc tăng số lượng tế bào gốc tự do, dễ làm cho bệnh tình chuyển biến xấu hơn. Nước dừa sẽ giúp bạn khắc phục điều đó và ngăn ngừa viêm nhiễm bên trong môi trường nội bào.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người tiểu đường: kali trong nước quả dừa hỗ trợ điều trị huyết áp cao, giúp các mạch máu không phải chịu quá nhiều áp lực và giữ nhịp tim ở mức ổn định. Nhờ vậy mà người bị đái tháo đường sẽ ít phải đối diện với nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
- Cải thiện lưu thông máu: chất xơ và axit amino làm giảm sự hấp thu đường đột ngột vào thành mạch nên quá trình tuần hoàn máu được đảm bảo tốt hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả tiêu hóa - bài tiết.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: nước khoáng và chất xơ từ nước dừa rất tốt cho quá trình trao đổi chất trong hệ đường ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón, đồng thời hạn chế tích tụ mỡ béo.
- Hỗ trợ giảm cân: người vừa mắc tiểu đường và vừa có nguy cơ béo phì càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kiểm soát tình trạng bệnh. Uống nước dừa giúp bạn giải phóng bớt calo và tế bào mỡ dư thừa trong quá trình vận động, cải thiện cân nặng hiệu quả.
IV. Cách uống nước dừa chuẩn cho người bị tiểu đường
Cùng với những thông tin liên quan đến vấn đề ‘Tiểu đường uống nước dừa được không?’, bạn nên tìm hiểu thêm về cách uống sao cho đúng chuẩn. Một vài gợi ý nên biết là:
1. Uống loại nước dừa nguyên chất
Nước dừa nguyên chất không có phụ liệu và có hàm lượng đường ở mức độ vừa phải, ít làm hại tới sức khỏe. Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên uống nước dừa tươi để tránh phải chịu các nguy cơ gây bất lợi cho cơ thể.
Các loại nước dừa đóng chai thường có thêm nhiều thành phần đường tinh luyện nên dễ dẫn tới tác động tiêu cực, bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại nước đó.
Ngoài ra, hãy chọn cho mình những quả dừa già bởi lượng đường tự nhiên trong đó không đáng kể, thấp hơn nhiều so với dừa non.
2. Không ăn cùi dừa
Trong cùi dừa chứa khá nhiều chất béo bão hòa, dễ gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa và có thể khiến đường huyết tăng đột ngột.
Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng nước dừa nguyên chất, không nên ăn phần cùi hoặc nạp nhiều các loại bánh dừa, kẹo/ mứt làm từ dừa…
3. Uống đúng thời điểm
Tuy rằng nước dừa có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào, nhưng buổi sáng sẽ là lựa chọn tốt nhất.
Các axit lauric trong nước dừa tươi giúp khởi động quá trình trao đổi chất, đem đến sự phấn chấn và tràn đầy năng lượng cho cả ngày dài.
Nhờ đó, khả năng miễn dịch của cơ thể được củng cố tốt hơn, sớm khôi phục sự cân bằng điện giải để giúp bạn xoa dịu tình trạng bệnh.
.
Bạn cũng nên chú ý tới liều lượng sử dụng, không nên uống quá 350ml mỗi ngày để tránh những tác hại không mong muốn.
4. Kết hợp các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ khác
Nhiều chuyên gia khuyến khích người tiểu đường nên sử dụng thêm các thực phẩm chức năng bổ trợ cho quá trình điều trị bệnh.
Việc dùng viên uống chức năng có xu hướng ít gây ra tác dụng phụ hơn thuốc đặc trị, giảm thiểu tình trạng nóng trong và đảo lộn nội tiết tố.
Trong số những viên uống bổ trợ điều trị tiểu đường, Insuna mang nhãn hiệu thực phẩm chức năng Nhật Bản Fujina đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng trên thị trường.
Sản phẩm với những thành phần dược liệu thiên nhiên lành tính, công nghệ sản xuất tiêu chuẩn giúp hỗ trợ chuyển hóa đường, cải thiện chỉ số đường huyết. Trong đó có sử dụng chiết xuất từ các thành phần như cây chóp mao lưới, lá neem Ấn Độ, cây thùa, củ cúc vu…nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ.
Tiểu đường uống nước dừa được không? Hy vọng bạn đã tìm được cho mình một câu trả lời thỏa đáng và biết cách sử dụng thức uống hợp lý. Nếu bạn muốn cải thiện cấp tốc tình trạng bệnh lý, đừng ngần ngại đến với Kenkoshop.vn để được tư vấn về thực phẩm bổ trợ tốt nhất.
XEM NGAY: 6 loại viên uống tiểu đường của Nhật Bản bạn nên tham khảo