Có rất nhiều ý kiến xoay quanh việc người bị tiểu đường ăn khoai lang được không?. Bởi lẽ trong khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường – “kẻ thù” của bệnh tiểu đường nên cần tuyệt đối tránh. Một số người lại cho rằng có thể ăn nhưng cần hạn chế, người lại nói ăn càng nhiều càng tốt. Vậy thực tế, mối liên hệ giữa khoai lang với bệnh tiểu đường ra sao? Hai thứ này có thực sự “kỵ” nhau hay không? Cùng Kenkoshop.vn đi tìm câu trả lời cho nỗi băn khoăn thường trực này nhé!
1. Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không?
Khoai lang nổi tiếng là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nổi bật trong số đó là vitamin C và beta-carotene giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mắt tối ưu. Đây còn là hai chất chống oxy hóa mạnh mẽ, đóng nhiệm vụ loại bỏ các tế bào gốc tự do rất nguy hại cho tế bào.
Trong khoai lang, còn chứa carotenoids có tác dụng điều hòa đường huyết, giảm thiểu sự kháng Insulin. Ăn khoai lang còn cung cấp dồi dào chất sắt, protein thực vật, nhằm nạp năng lượng cho cơ thể. Đồng thời, nó còn làm tăng độ nhạy Insulin – rất thích hợp với người bị bệnh tiểu đường.
Mặc dù rất bổ dưỡng nhưng vì trong khoai lang có chứa nhiều carbohydrate nên dấy lên tranh cãi liệu tiểu đường ăn khoai lang được không. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này thì câu trả lời chuẩn xác dành cho các bạn là “Có”. Tuy nhiên, người mắc tiểu đường vẫn nên ăn trong chừng mực cho phép, không nên ăn quá nhiều.
Lý do đầu tiên là bởi chỉ số đường huyết GI của khoai lang ở mức thấp, chỉ xấp xỉ 50. Tiếp theo là do thực phẩm này giàu chất xơ nên làm cơ thể no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, nó còn làm giảm lượng đường huyết bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột và đường.
Thêm một nguyên nhân nữa là vì một số loại khoai lang được chứng minh là có lợi cho các bệnh liên quan đến đường huyết, bệnh béo phì, thừa cân. Ngoài giá trị dinh dưỡng “khủng”, nó còn chứa đặc tính quan trọng, giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
2. Lợi ích của khoai lang dành cho bệnh nhân tiểu đường
Để hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không, mối liên hệ giữa khoai lang với bệnh tiểu đường như thế nào. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá những lợi ích thiết thực mà khoai lang mang đến cho bệnh nhân.
2.1. Khoai lang đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát đường huyết
Chắc hẳn, không ai có thể ngờ món ăn thân thuộc hàng ngày này lại có tác dụng tuyệt vời đối với người bị tiểu đường như thế. Trong 100g khoai lang có chứa đến 1.3g chất xơ hòa tan ở dạng pectin và không hòa tan ở dạng cellulose, hemicellulose và lignin. Những chất xơ này gây cảm giác no lâu, giảm thèm ăn và lượng đường trong máu.
Mặt khác, chất xơ không hòa tan lại là “chân ái” của sức khỏe người tiểu đường. Khi mà chúng góp phần phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cải thiện sức khỏe đường ruột một cách rõ rệt.
Ngoài ra, khoai lang còn nằm trong top thực phẩm chứa chỉ số đường huyết thấp, chỉ khoảng 44. Do đó, nó không làm tăng vọt mức đường huyết mà còn duy trì năng lượng ổn định.
Thêm nữa, tinh chất caiapo chiết xuất từ khoai lang trắng còn được chứng minh về khả năng kiểm soát đường huyết và cholesterol ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
2.2. Khoai lang giảm sự kháng Insulin hiệu quả
Hợp chất carotenoid có trong khoai lang có tác dụng nổi bật trong hạn chế kháng Insulin. Nhờ đó, vận chuyển lượng đường từ máu đi vào các tế bào cơ thể thuận lợi hơn nhiều lần. Cũng vì vậy mà lượng đường huyết lưu trữ trong máu cũng được giảm đi một cách đáng kể.
2.3. Hỗ trợ giảm cân cho người bị tiểu đường
Khoai lang có lượng calo thấp, chỉ khoảng 86 calo tương ứng với 100g khoai lang sống. Vì thế, bệnh nhân đái tháo đường có thể sử dụng thực phẩm này thay thế cho cơm trắng, bánh mì và khoai tây. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe người bệnh mà còn hạn chế tăng cân mất kiểm soát.
Bên cạnh đó, chất xơ có trong khoai lang còn gây cảm giác no lâu, giảm lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể. Từ đó, cân nặng được kiểm soát khoa học, hiệu quả và an toàn cho cơ thể.
2.4. Khoai lang chống oxy hóa, ngăn ngừa tối đa nguy cơ tai biến
Có khá nhiều biến chứng nghiêm trọng do tiểu đường gây ra như tai biến, đột quỵ, suy tim,… Với hàm lượng beta-carotene và vitamin C dồi dào, khoai lang mang đến khả năng chống oxy hóa vượt trội.
Chúng loại bỏ đi các gốc tự do gây hại cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra do bệnh tiểu đường. Đây cũng chính là lý do khiến khoai lang được ưu tiên hơn rất nhiều so với khoai tây, bánh mì.
2.5. Cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngừa táo bón
Chất xơ có tác dụng đẩy lùi chất thải tích tụ trong dạ dày, làm mềm phân và giảm táo bón ở người tiểu đường.
Đặc biệt, nghiên cứu gần đây cho thấy, chất chống oxy hóa trong khoai lang tím còn có tác dụng kích thích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột. Cho bạn một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng hấp thu thức ăn cực tốt.
2.6. Khoai lang dung nạp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể
Nếu có ai đó hỏi: Tiểu đường ăn khoai lang được không? Sự thật là khoai lang mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh tiểu đường. Nó cung cấp cho cơ thể đầy đủ các vitamin, dưỡng chất thiết yếu như protein, chất xơ, tinh bột,… Tăng cường sức khỏe bền bỉ, dẻo dai, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm do biến chứng.
Tuy vậy, thực phẩm này lại có hàm lượng carbs cao, có đến 28.5g carbs cho 100g khoai lang. Do đó, người bệnh nên ăn khoai lang ở mức độ vừa phải. Không nên ăn quá nhiều vì dễ tích tụ đường trong máu, gây ra tình trạng tăng đường huyết đột biến.
3. Những loại khoai lang phù hợp cho người tiểu đường
Sau khi tìm được câu trả lời cho việc tiểu đường ăn khoai lang được không, việc của bạn chính là tìm kiếm loại khoai lang phù hợp nhất. Tại Việt Nam, có rất nhiều loại khoai lang, người bị bệnh tiểu đường có thể ăn bất cứ loại nào. Tuy nhiên, 3 loại dưới đây được xem là lý tưởng nhất dành cho người mắc căn bệnh này.
3.1. Khoai lang cam
Cái tên đầu tiên trong danh sách không ai khác ngoài khoai lang cam (hay còn gọi là khoai nghệ). Đây là loại khoai lang có vỏ nâu đỏ, bên trong màu cam khá đẹp mắt. Chỉ số đường huyết GI của loại khoai lang này là 44.1. Con số này thuộc mức độ thấp nên rất thân thiện, an toàn với người tiểu đường.
Bên cạnh đó, so với khoai tây và khoai lang trắng, khoai lang cam có hàm lượng chất xơ cao hơn nhiều. Do đó, loại khoai này thực sự là người bạn đồng hành lý tưởng với bệnh nhân tiểu đường trong hành trình kiểm soát cân nặng và đường huyết.
3.2. Khoai lang tím
Độ hấp dẫn không hề kém cạnh với khoai lang cam chính là khoai lang tím. Đúng như tên gọi, đây là loại khoai lang có vỏ ngoài và ruột bên trong đều là màu tím, hương vị thơm ngọt. Do đó, nó nhanh chóng trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Khoai lang tím có chỉ số GI còn thấp hơn so với khoai lang cam nên càng nhân lên độ an toàn với người bị tiểu đường.
Hơn nữa, ngoài giá trị dinh dưỡng đa dạng, khoai lang tím còn chứa một loại hợp chất Polyphenolic – Anthocyanins, có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm của Insulin. Đồng thời, nó còn làm giảm hấp thu carbohydrat ở ruột, ngăn ngừa nguy cơ béo phì và mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
3.3. Khoai lang trắng Satsuma Imo Nhật Bản
Khác với khoai lang trắng Việt Nam, khoai lang Satsuma Imo Nhật Bản có vỏ màu tím, ruột bên trong màu vàng. Hương vị gần giống với khoai lang mật nên khá dễ ăn.
Loại khoai lang này không những có chỉ số đường huyết GI thấp mà còn chứa hoạt chất caiapo. Đây là chất được chứng minh là có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, hạn chế tình trạng thèm ăn và làm chậm hấp thu đường huyết sau ăn.
Vì vậy, ăn khoai lang trắng Nhật rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Nó vừa giúp duy trì cân nặng ở mức ổn định vừa giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng mạch máu nguy hiểm.
4. Người tiểu đường nên ăn khoai lang như thế nào?
Mặc dù được đánh giá rất cao hiệu quả đối với người bệnh tiểu đường nhưng khoai lang vẫn chứa nhiều tinh bột. Do đó, bạn cần phải nắm chắc cách ăn đúng khoa học, kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày để phòng tránh những tác hại không đáng có.
4.1. Ai không nên ăn khoai lang?
Sau đây là những nhóm đối tượng nhận câu trả lời “Không” khi hỏi: “Tiểu đường ăn khoai lang được không?”
- Người có hệ tiêu hóa kém: dễ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, gây đầy hơi, khó tiêu
- Người đang đói: việc ăn khoai lang lúc đói sẽ gây cho người bệnh cảm giác đầy bụng, tăng tiết dịch vị.
- Người tiểu đường kèm bệnh thận: Khả năng đào thải kali của người bị bệnh này rất kém mà khoai lang lại là thực phẩm giàu kali. Do vậy, ăn khoai lang thường xuyên sẽ khiến dư thừa kali trong máu, gây ra cho người bệnh các vấn đề về tim mạch, huyết áp.
4.2. Thời điểm dùng
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất nên ăn khoai lang là bữa sáng. Lúc này, cơ thể đang cần cung cấp năng lượng cho một ngày mới bận rộn. Vào bữa trưa và tối, người bệnh nên ít ăn khoai lang hơn mà thay vào đó là các thực phẩm chứa đạm và vitamin.
4.3. Cách chế biến
Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số đường huyết và hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai. Người bệnh đái tháo đường nên ăn khoai lang luộc, hấp với chỉ số GI còn 44. Nên luộc khoai càng lâu càng tốt vì luộc 30 phút, khoai lang sẽ có giá trị GI khoảng 46, luộc 8 phút thì chỉ số này lên đến 61.
Ngoài ra, chiên và nướng khoai sẽ cho chỉ số GI cao với khoai lang chiên (GI 75), khoai lang nướng (GI 82).
4.4. Liều lượng dùng
Theo khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên bổ sung khoảng 40 – 50g carbs mỗi bữa chính. Trong khi đó, lượng carbs trong 100g khoai lang đã lên đến 28.5. Điều này có nghĩa là người bệnh cần phải có sự tính toán và cân đối kỹ càng lượng carbs chỉ định. Mỗi bữa chỉ nên ăn ít hơn 200g khoai lang tương đương với một nắm tay.
Nếu bạn không tuân thủ liều lượng này, rất dễ bị tích tụ đường trong máu, lượng đường huyết tăng đột biến sau ăn.
4.5. Chế độ ăn uống đi kèm khác
Hạn chế ăn quá nhiều tinh bột từ thực phẩm khác, cần cân đối tổng lượng tinh bột nằm trong giới hạn cho phép.
- Bổ sung thêm rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin và chất xơ cần thiết, làm chậm quá trình hấp thu đường trong máu.
- Không nên ăn khoai lang thường xuyên mà cần đa dạng hóa thực đơn bữa ăn để tăng cường đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
- Không nên ăn khoai lang sống dễ khiến đường huyết tăng cũng như có hại cho hệ tiêu hóa người bị tiểu đường.
- Hạn chế ăn rau lang vì chứa nhiều canxi, hung thủ gây ra sỏi thận.
Bên cạnh khẩu phần ăn lành mạnh, người bệnh cũng cần chú ý tìm kiếm các phương pháp ổn định đường huyết. Một trong những cách được áp dụng nhiều nhất đó là sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Insuna Nhật Bản. Sản phẩm với những thành phần dược liệu thiên nhiên lành tính, công nghệ sản xuất tiêu chuẩn giúp hỗ trợ chuyển hóa đường, cải thiện chỉ số đường huyết. Trong đó có sử dụng chiết xuất từ các thành phần như cây chóp mao lưới, lá neem Ấn Độ, cây thùa, củ cúc vu…nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ.
Với những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã có được lời giải đáp cho việc tiểu đường ăn khoai lang được không, nên chọn khoai lang loại nào tốt và cách ăn như thế nào hợp lý. Chúc bạn thành công kiểm soát đường huyết ổn định, nâng cao sức khỏe dẻo dai, bền bỉ!
THAM KHẢO NGAY: 6 loại viên uống tiểu đường của Nhật Bản được khách hàng tin dùng