Thực đơn cho người tiểu đường rất quan trọng quá trình điều trị cũng như cải thiện tình trạng bệnh. Việc lựa chọn thực đơn sao cho hợp lý không hề đơn giản, cần có sự tư vấn kĩ càng của bác sĩ chuyên môn, đặc biệt là thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối. Vậy thực đơn cho người tiểu đường thế nào là chuẩn ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
📢📢📢Kenkoshop gợi ý:
I. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm nếu không biết cách điều trị kịp thời và phòng ngừa hiệu quả. Người bị bệnh tiểu đường dễ gặp phải các biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, tập luyện và thay đổi lối sống thì chế độ ăn uống quyết định phần lớn tỉ lệ thành công quá trình chữa trị của người bệnh.
Chính vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường cần đảm bảo nghiêm ngặt các nguyên tắc sau đây để đảm bảo mang đến hiệu quả tối ưu nhất:
- Tinh bột: Hạn chế tối đa lượng tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày, ưu tiên thực phẩm đường huyết thấp (Gl từ 40%-55%) và nhiều chất xơ
- Đạm: Nếu bệnh nhân không gặp phải tình trạng như suy thận thì nên bổ sung lượng đạm khoảng 1 -1,5g/kg trọng lượng/ngày
- Chất béo: Khuyến khích sử dụng các thực phẩm chứa acid béo không no như dầu oliu, dầu mè,...
- Chất xơ: Không thể thiếu trong các bữa ăn của người bị tiểu đường, cần 30-40g/ngày, đặc biệt là các thực phẩm như: rau cải, súp lơ, su hào, rau ngót,...
II. Thực đơn cho người tiểu đường cần ăn gì, kiêng gì
Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng hàng ngày là điều kiện hàng đầu giúp cơ thể khỏe mạnh với một sức đề kháng tốt. Nhưng cốt lõi vấn đề là cân bằng sao cho vừa đảm bảo mức đường huyết ổn định vừa khoa học trong ăn uống thì không hề dễ dàng. Nhất là đối với thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ hay bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối lại càng khó khăn.
Tham khảo một vài nhóm thực phẩm tốt cho người tiểu đường như:
- Thực phẩm nhóm đường bột như ngũ cốc, khoai lang, gạo lứt,...Tuy nhiên hạn chế khoai tây, bánh mì,...vì làm tăng huyết áp
- Nhóm thịt, cá như thịt ức gà, thịt gia cầm bỏ da, lọc mỡ, nên luộc và hạn chế chiên xào
- Nhóm chất béo không bão hòa, tăng cường hấp thụ vitamin
- Bổ sung nhiều rau củ trong bữa ăn hàng ngày
- Tăng cường ăn nhiều trái cây tươi sạch.
Bên cạnh đó, có khá nhiều loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường không nên ăn, không chỉ làm tăng huyết áp mà còn làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ như:
- Ăn cơm gạo trắng thường xuyên nguy cơ mắc tiểu đường lên tới 27%
- Trái cây sấy khô khiến lượng đường trong máu tăng cao
- Đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo không tốt
- Các loại đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt có gas,...
- Các loại đồ uống có cồn, chất kích thích,...
III. Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường
Để có thể lên được thực đơn cho một người bị tiểu đường, đặc biệt là thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 là không hề dễ dàng. Ngoài việc phải đầy đủ chất dinh dưỡng và hạn chế các thực phẩm nguy hiểm thì đa dạng hóa các món ăn cũng rất cần thiết.
1. Thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường
Hãy nhớ đừng bao giờ bỏ bữa sáng, đặc biệt trong thực đơn người tiểu đường bởi bữa sáng là vô cùng quan trọng. Một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng phải đảm bảo có: 1/2 tinh bột, 1/4 hoa quả và 1/4 protein. Đơn giản hơn có thể sử dụng nhanh 2 lát bánh mì với 1 ly sữa không đường hoặc nửa chén đậu rang xay cùng một tô phở nóng.
2. Thực đơn ăn trưa người tiểu đường
Bữa trưa là lúc tăng cường thêm các chất dinh dưỡng cũng như chất xơ cho cơ thể nên thực đơn cho người tiểu đường nên bao gồm 1/4 tinh bột, 1/2 rau xanh và 1/4 protein. Protein sẽ có trong các loại thịt như thịt gà, thịt nạc thăn,...nhưng nhớ là phải bỏ da. Có thể chọn ăn cơm gạo lứt, ngũ cốc, bánh mì luân phiên để thay đổi bữa.
3. Thực đơn ăn tối dành cho người tiểu đường
Cũng giống như bữa trưa, bữa tối người bị tiểu đường cũng cần đảm bảo 1/4 tinh bột, 1/2 rau xanh và 1/4 protein. Ngoài ta có thể tráng miệng bằng các loại trái cây như bưởi, táo,...Lưu ý, buổi tối không nên ăn quá no dẫn đến đầy bụng gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
4. Tham khảo thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường
Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như đa dạng trong bữa ăn mỗi ngày là mục tiêu là người bị bệnh tiểu đường hướng đến trong thực đơn. Người bệnh có thể tham khảo thực đơn một tuần cho người tiểu đường sau đây:
Ngày 1:
- Bữa sáng: Bánh cuốn, hoa quả
- Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt, canh cá hồi, rau muống luộc, thịt gà kho, hoa quả
- Bữa xế: Sữa chua ít đường
- Bữa tối: 1 bát cơm, canh cải nấu tôm, dưa cải, thịt luộc, hoa quả
Ngày 2:
- Bữa sáng: Phở gà, hoa quả
- Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt, canh bí đỏ nấu thịt, đậu phụ, hoa quả
- Bữa xế: bánh quy ít đường
- Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt, rau cải luộc, thịt kho, hoa quả
Ngày 3:
- Bữa sáng: cháo đậu đỏ
- Bữa trưa: 1 bát cơm, trứng cuộn, canh cua rau cải, hoa quả
- Bữa xế: ngô luộc
- Bữa tối: 1 bát cơm, gà nấu nấm, mướp đắng xào trứng, hoa quả
Ngày 4:
- Buổi sáng: bánh mì, hoa quả
- Bữa trưa: 1 bát cơm, canh ngao nấu chua, cá rán, hoa quả
- Bữa xế: bánh Flan
- Bữa tối: bún mọc, hoa quả
Ngày 5:
- Bữa sáng: Bún thang
- Bữa trưa: 1 bát cơm, canh bí nấu xương, hoa thiên lý xào thịt bò, hoa quả
- Bữa xế: chè đậu đen
- Bữa tối: bún mọc, hoa quả
Ngày 6
- Bữa sáng: Bún bò Huế
- Bữa trưa: 1 bát cơm, canh rau củ hỗn hợp, đậu sốt cà chua, hoa quả ăn kèm
- Bữa xế: Sữa chua không đường (hoặc ít đường)
- Bữa tối: Cháo sườn, hoa quả tráng miệng
Ngày 7
- Bữa sáng: Ngũ cốc, sữa không đường
- Bữa trưa: Cơm gạo lứt, thịt nạc lợn băm, rau cải luộc, canh giá đỗ
- Bữa xế: Dâu tây
- Bữa tối: 1 bát cơm, canh rau lang, ức gà nướng, cà rốt luộc
IV. Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bị tiểu đường
Có một vài lưu ý nhỏ mà bạn cần quan tâm khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường giúp hạn chế tối đa các ảnh hưởng không đáng có xảy ra:
- Không ăn quá nhiều tinh bột, chỉ khoảng 50-60% so với người thường
- Hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh và chỉ nên ăn 2 bữa trứng 1 tuần
- Không ăn nội tạng động vật, tốt nhất là nên ăn các đồ luộc, hấp
- Ăn nhạt, không quá 6g muối/ngày
- Ăn uống đúng giờ, có thời gian ăn uống cố định, không để bị quá đói hoặc quá no
- Chia nhỏ bữa ăn, khoảng 5 bữa mỗi ngày, nhai kĩ khi ăn
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, đặc biệt nên ăn canh đầu bữa trước khi ăn cơm, rau hay thịt, cá.
Để góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng bênh tiểu đường, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Insuna Nhật Bản. Sản phẩm với những thành phần dược liệu thiên nhiên lành tính, công nghệ sản xuất tiêu chuẩn giúp hỗ trợ chuyển hóa đường, cải thiện chỉ số đường huyết. Trong đó có sử dụng chiết xuất từ các thành phần như cây chóp mao lưới, lá neem Ấn Độ, cây thùa, củ cúc vu…nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ.
Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường khoa học và đa dạng sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật, hạn chế tối đa sự phát triển của mầm bệnh, ngoài ra còn khiến người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn mỗi ngày. Bên cạnh đó, hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học, rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để có được một sức khỏe toàn diện nhất.
XEM NGAY: 6 loại viên uống tiểu đường của Nhật Bản bạn nên tham khảo