Suy giảm miễn dịch là trạng thái mà cơ thể không chống lại được nhiễm trùng, vi khuẩn hay virus. Có 2 trường hợp xảy ra là suy giảm miễn dịch nguyên phát (bẩm sinh) hoặc thứ phát (mắc phải), gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Bạn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, dùng viên uống chức năng và thay đổi lối sống lành mạnh để khắc phục hiệu quả.
I. Hội chứng suy giảm miễn dịch là gì?
Hội chứng suy giảm miễn dịch (tên tiếng Anh: Immunodeficiency) làm gián đoạn khả năng tự bảo vệ của cơ thể trước những tác nhân gây hại là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…
Đây cũng được xem là một trạng thái rối loạn của hệ miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm khuẩn hơn, sức khỏe dần suy yếu, cơ thể mệt mỏi kiệt sức…
Các cơ quan trong hệ thống miễn dịch bao gồm: lá lách, amidan, tủy xương, hạch bạch huyết. Đó là nơi sản xuất tế bào lypho, hay còn gọi là tế bào bạch cầu B và T mang chức năng chống lại “vật lạ” xâm nhập vào bên trong cơ thể.
Tuy nhiên, bởi một số nguyên nhân mà các tế bào lypho không thể phát huy hết vai trò, tạo điều kiện cho hại khuẩn lây lan nhanh chóng và gây ra tổn thương.
Người bị suy giảm miễn dịch đa phần đều dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn, hiệu quả của vacxin không cao và mức độ biểu hiện bệnh nặng hơn bình thường.
TÌM HIỂU THÊM: 13 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ nên mua năm 2023
II. Phân loại các dạng suy giảm miễn dịch
Bệnh suy giảm miễn dịch có thể xảy ra dưới dạng nguyên phát hoặc thứ phát. Dưới đây là những thông tin chi tiết giúp bạn dễ dàng hình dung hơn:
1. Suy giảm miễn dịch nguyên phát
Dạng suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch này liên quan đến sự thiếu hụt tế bào bạch cầu bẩm sinh, khiến cơ thể khó chống lại tác nhân gây bệnh ngay từ khi còn nhỏ.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm hiểu được hơn 200 loại rối loạn khác nhau, điển hình nhất phải kể tới 3 trường hợp sau:
- Suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến (CVID)
CVID gây ra bởi sự bất thường trong di truyền, do biến thể DNA tại một loại gen có tên TACI nằm trên nhiễm sắc thể X. Từ đó dẫn tới tình trạng thiếu hụt IgA và giảm hiệu quả hoạt động của các kháng thể.
Người bị CVID mang các chứng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, xoang và phổi. Đây là nguyên nhân dẫn tới viêm phế quản mãn tính hay giãn phế quản.
Một số triệu chứng dễ gặp khác là tiêu chảy, khó hấp thụ dinh dưỡng, suy gan, sưng hạch bạch huyết…
- Suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID)
SCID là một nhóm các rối loạn hiếm gặp do đột biến ở nhiều gen khác nhau. Trẻ sơ sinh bị SCID dễ nhiễm trùng mức độ nặng trong 1-2 năm tuổi đầu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tử vong.
Biểu hiện nổi bật của SCID là viêm phổi, tiêu chảy mãn tính, nhiễm trùng nấm men (Candida) ở miệng và nổi mẩn ngứa ở vùng quấn tã.
Phương pháp điều trị rối loạn miễn dịch kết hợp tương đối phức tạp, bác sĩ thường phải tiến hành cấy ghép tế bào gốc tạo máu để phục hồi khả năng miễn dịch.
- Bệnh u hạt mãn tính (CGD)
U hạt mãn tính xảy ra do bạch cầu mất đi khả năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm, liên quan đến việc bị khuyết một enzyme, NADPH oxidase trong tế bào.
Người bị CGD có thể nổi nốt nhọt (áp xe) bên trong phổi, lá lách, xương hoặc da. Đường ruột hoặc đường tiết niệu cũng có nguy cơ bị tắc nghẽn, gây ra nhiều tổn hại cho hệ tiêu hóa và bài tiết.
2. Suy giảm miễn dịch thứ phát
Rối loạn giảm miễn dịch thứ phát là do các tác nhân bên ngoài làm cơ thể bạn suy yếu. Bệnh chứng thường xuất hiện ở lứa tuổi trưởng thành trở đi với nhiều dạng khác nhau.
Một số ví dụ về các dạng suy giảm hệ miễn dịch thứ phát:
- Bệnh AIDS
- Ung thư hệ thống miễn dịch (điển hình là bệnh bạch cầu)
- Các bệnh phức hợp miễn dịch (viêm gan siêu vi, viêm kết mạc…)
- Đa u tủy (ung thư tế bào plasma)
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: 10 Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh, Giảm ốm vặt
III. Dấu hiệu, triệu chứng của suy giảm miễn dịch
Các bác sĩ có thể chẩn đoán suy giảm miễn dịch thông qua một số biểu hiện như sau:
- Mắt đỏ, khô mắt, thường xuyên bị nhức.
- Viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
- Cảm lạnh, sốt rét, đau họng lặp lại theo mùa.
- Viêm nướu mãn tính.
- Viêm phổi, suy hô hấp, đau tức ngực.
- Nhiễm trùng nấm men.
- Đau bụng và giảm cân nhanh.
Nếu bạn thấy cơ thể dễ bị ốm và khó điều trị các bệnh lý một cách dứt điểm thì hãy gặp bác sĩ để thực hiện các thủ tục xét nghiệm suy giảm miễn dịch.
Về cơ bản, bác sĩ kiểm tra thể chất và xác định một vài số liệu: lượng bạch cầu, lượng tế bào T, mức độ immunoglobulin trong máu… Thông qua đó, bạn sẽ sớm tìm được cách khắc phục tình trạng bệnh và khôi phục sức khỏe tốt nhất.
IV. Các nguyên nhân suy giảm hệ miễn dịch
Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bất ổn được chia theo từng dạng, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Cụ thể bao gồm:
1. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh
- Do đột biến gen: trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân, các tế bào trứng và tinh trùng có thể xảy ra tình trạng sao chép lỗi các thông tin di truyền trên bộ ADN, làm cho hệ miễn dịch của trẻ không bình thường.
- Rối loạn sản xuất tế bào miễn dịch: khả năng sản xuất tế bào B và T kém, đại thực bào có khuyết điểm hoặc thiếu hụt các globulin trong máu…
2. Suy giảm miễn dịch mắc phải
- Bệnh HIV/AIDS: các virus gây tổn hại trực tiếp đến hệ miễn dịch, làm vô hiệu hóa hoạt động của tế bào bạch cầu, lâu dần dẫn tới suy giảm sức khỏe hay tử vong.
- Tác dụng phụ của hóa trị: việc dùng thuốc hóa trị không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức sẽ khiến cho kháng nguyên và kháng thể mất đi công dụng vốn có, làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Bệnh tiểu đường: đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn và virus dễ dàng sinh sôi, nhất là ở trong hệ đường ruột. Điều này làm cho sứ đề kháng của cơ thể không còn mạnh mẽ.
- Bệnh ung thư: tế bào ung thư ác tính làm “ăn mòn” những tế bào bình thường khác, dẫn tới thiếu hụt bạch cầu và suy giảm khả năng tự vệ của cơ thể.
- Nguyên nhân khác: nằm viện dài hạn, xạ trị, dùng ma tuý, không đủ dinh dưỡng, stress kéo dài, lão hóa…
BẠN NÊN ĐỌC: 15 Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa Covid
V. Hậu quả của bệnh suy giảm hệ miễn dịch
Suy giảm chức năng miễn dịch sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy xấu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Những tác động tiêu cực dễ thấy là:
- Giảm sút tinh thần: cảm giác khó chịu và chán nản, không có hứng thú với mọi việc, luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng quá mức…
- Tiêu hóa kém: quá trình hấp thu dinh dưỡng kém dẫn tới sụt cân, người gầy yếu và ăn không ngon miệng, không ăn được nhiều.
- Dễ mệt mỏi và ốm vặt: cảm giác mệt và thiếu sức sống ngay cả khi đã ngủ sớm hoặc ngủ đủ giấc, dễ bị cúm mùa, ốm lâu khỏi…
- Dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, vết thương lâu lành: người bệnh thường phải đối diện với viêm phổi, viêm tai mũi họng… và khó chữa lành khi có vết trầy xước ngoài da.
VI. Cách điều trị suy giảm miễn dịch
Tùy vào từng dạng của bệnh và mức độ biểu hiện, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra phương án khắc phục tương ứng.
Thông thường, bác sĩ kê đơn thuốc hỗ trợ kháng viêm và chống virus (oseltamivir, acyclovir…) hoặc dùng liệu pháp immunoglobulin nhằm khắc phục rối loạn suy giảm miễn dịch.
Trong một số trường hợp phức tạp hơn, bạn cần trải qua liệu trình cấy ghép tủy xương hoặc tế bào gốc tạo máu, đáp ứng đủ hàm lượng bạch cầu nhằm duy trì sức đề kháng cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn cần phải thực hiện đầy đủ các khâu thăm khám và chọn địa chỉ y tế uy tín để xác định rõ tình trạng bệnh lý.
ĐỌC THÊM: Top 8 Thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất mùa dịch
VII. Phương pháp phòng tránh bị suy giảm miễn dịch
Việc nắm rõ các biện pháp phòng bệnh là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn kịp thời những hậu quả khó lường của bệnh suy giảm hệ miễn dịch.
Đối với người trưởng thành, bạn có thể áp dụng những cách như: ăn uống điều độ, bổ sung đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi thư giãn, tránh lo âu quá độ…
Các bậc phụ huynh có thể phòng tránh bệnh suy giảm miễn dịch ở trẻ em bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn và sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
Nếu bé đang có các dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, cơ thể yếu… thì bạn nên sử dụng hỗ trợ thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nhật Bản Immuno Care. Sản phẩm với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như chiết xuất rễ cúc tím, bột quýt Onshu, Vitamin C giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm mũi, họng cho trẻ nhỏ. Trải qua quá trình nghiên cứu và sản xuất nghiêm ngặt nên rất an toàn khi sử dụng, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.
Những thông tin về suy giảm miễn dịch trong bài viết trên chắc chắn đã giúp bạn nắm rõ một số kiến thức Y khoa bổ ích. Các bậc cha mẹ hãy chủ động tạo “lá chắn” phòng bệnh cho trẻ sớm nhất nhằm đảm bảo an toàn, tránh phải chịu những tổn thương về thể chất và tinh thần.