Sốt virus ở trẻ em là căn bệnh thường gặp nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Theo thống kê, có nhiều trẻ em gặp di chứng về thần kinh, vận động, hô hấp khi bị sốt không được cấp cứu kịp thời. Chính vì vậy bài viết dưới đây chúng tôi muốn chia sẻ đến các bậc phụ huynh về biểu hiện của bệnh này như thế nào, cách chữa trị sốt virus ra sao,… Hãy cùng khám phá nhé!
I. Sốt virus ở trẻ em là gì?
Sốt virus hay sốt siêu vi bắt nguồn từ việc trẻ nhỏ bị nhiễm các loại siêu vi trùng khác nhau. Loại virus này tồn tại khá đa dạng, điển hình nhất chính là Rhinovirus, Adenovirus, virus cúm,… Sốt virus là căn bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa, thời tiết bắt đầu thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, từ lạnh sang nóng.
Sốt virus do nhiều loại virus gây ra, trong đó chủ yếu là nhóm các virus xâm nhập qua đường hô hấp. Loại bệnh này lây lan rất nhanh và nguy cơ bùng phát thành dịch theo diện rộng là điều khó phòng tránh được.
Biểu hiện của sốt virus biến đổi đa dạng khi xâm nhập vào cơ thể trẻ nhỏ. Dựa trên mức độ miễn dịch của cơ thể mà sốt virus xảy ra các triệu chứng khác nhau. Vì vậy vào thời điểm giao mùa gia đình nên chú ý đến thay đổi trên cơ thể của trẻ nhỏ. Đây là cách tốt nhất để bạn phát hiện dấu hiệu bất thường và có biện pháp giải quyết nhanh chóng.
II. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sốt virus ở trẻ em
Khi virus xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ tác động đến các cơ quan trong cơ thể. Tùy theo hệ miễn dịch của mỗi người mà biểu hiện thành các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là 4 biểu hiện của sốt virus ở trẻ em bạn nên biết:
1. Trẻ sốt cao liên tục hơn 37,5 độ
Biểu hiện sốt virus ở trẻ em mà phụ huynh dễ nhận thấy nhất đó chính là bé sốt cao và nhiệt độ tăng liên tục. Đối với cơ thể bình thường nhiệt độ trung bình sẽ khoảng 36.5 đến 37 độ C.
Ở giai đoạn đầu của sốt virus, trẻ thường bị sốt cao từ 37.5 đến 39 độ C, thậm chí có trường hợp sốt cao tới tận 40 – 41 độ C. Trẻ sẽ mệt mỏi, không muốn ăn, cơ thể không có phản ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường khi đang sốt cao.
2. Nổi hạch, phát ban toàn thân
Trong một số trường hợp, biểu hiện sốt virus ở trẻ em chính là cơ thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phát ban toàn thân. Nếu quan sát kỹ gia đình sẽ thấy vùng cổ hoặc khu vực gần mang tai xuất hiện cục hạch nhỏ.
Đối với những trẻ lớn hơn sẽ bị đau toàn thân, đau cơ bắp, khó chịu khắp người. Thông thường những biểu hiện này sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày sau khi bé có dấu hiệu bị sốt.
3. Hệ tiêu hóa rối loạn kèm triệu chứng buồn nôn
Bên cạnh những biểu hiện trên thì sốt virus còn xuất hiện tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn, chán ăn, thức ăn không thể tiêu hóa. Triệu chứng rõ nhất khi trẻ bị sốt chính là tần suất đi vệ sinh nhiều hơn, phân lỏng, không màu, nôn ói, quấy khóc,… Tình trạng này có thể kéo dài trong cả quá trình sốt hoặc sau khi hết sốt mới bị rối loạn tiêu hóa.
4. Suy giảm hô hấp nghiêm trọng
Suy giảm hô hấp cũng là biểu hiện sốt virus ở trẻ em mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận ra. Trẻ sẽ có các triệu chứng như: ho, sổ mũi, đau đầu, rát cổ, đờm ứ đọng ở cổ,… Chính vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi có các dấu hiệu trên để có phương pháp điều trị nhanh chóng và kịp thời.
III. Nguyên nhân gây sốt virus ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ bị sốt virus nhất, đặc biệt khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng đề kháng của trẻ còn yếu, chưa đủ khả năng chống chọi với các tác nhân gây hại từ bên ngoài môi trường.
Thêm vào đó cơ thể trẻ vẫn luôn có những virus ký sinh trong đường hô hấp, tiêu hóa nên chỉ cần có tác động thì chúng sẽ phát triển mạnh. Cơ thể trẻ không kịp thích nghi từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus xâm nhập vào. Không những vậy, sốt virus ở trẻ em còn bắt nguồn từ việc tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc bị lây từ người lớn mang virus ở vùng mũi họng nhưng không bị sốt.
Thông qua các hoạt động giao tiếp hằng ngày như chăm sóc, bế hoặc thơm trẻ,… họ sẽ lây trực tiếp sang cho trẻ,… Ngoài ra, virus gây bệnh còn tồn tại trên các vật dụng thông thường như sàn nhà, bàn ghế, lan can cầu thang, tay nắm cửa, các đồ dùng cá nhân,… Chính vì vậy phụ huynh hãy hạn chế cho trẻ lại gần với người đang có biểu hiện nhiễm bệnh hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
IV. Các cách điều trị sốt virus ở trẻ em
Đến thời điểm này các chuyên gia vẫn chưa thể tìm ra thuốc đặc trị bệnh sốt virus ở trẻ em. Vì vậy áp dụng biện pháp giảm nhiệt ở cơ thể bằng Tây y và mẹo dân gian là cách hữu hiệu nhất. Trong trường hợp phát hiện trẻ có biểu hiện sốt virus gia đình hãy tham khảo bước chăm sóc dưới đây:
- Cặp nhiệt độ: Cần liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ, sử dụng nhiệt kế dưới phần nách, giữ khoảng 3 phút. Trước khi cho bé cặp nhiệt kế bạn hãy vẩy mạnh để cột thủy ngân về mức thấp nhất.
- Dùng thuốc hạ sốt: Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C bạn hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay, thuốc thường được sử dụng là Paracetamol. Trẻ em khuyến cáo dùng từ 10-15 mg/kg/ lần, mỗi lần cách nhau từ 4 – 6 tiếng. Ngoài ra phụ huynh hãy cho trẻ mặc quần áo chất liệu mỏng, thoáng mát. Cần liên tục chườm mát và lau khô mồ hôi trên người bé, đặc biệt ở vùng nách và bẹn cho tới khi nhiệt độ xuống 37 độ C.
- Dùng thuốc chống co giật: Trẻ sốt quá cao sẽ xuất hiện tình trạng co giật, nếu không xử lý kịp thời có thể để lại di chứng về sau. Khi cặp nhiệt độ thấy trẻ sốt trên 38,5 độ C hãy cho bé uống thuốc chống co giật, nhất là với những trẻ có tiền sử đã từng bị co giật.
- Bù nước và điện giải kịp thời vì khi sốt cao bé ra rất nhiều mồ hôi, bé bị mất nước và chất điện giải. Đối với những bé đang bú sữa mẹ thì hãy cho bé bú nhiều hơn bình thường; với trẻ không còn bú thì hãy cho trẻ uống Oresol theo chỉ định.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ưu tiên những món ăn loãng như súp, cháo, bột,… Khi bé chán ăn, bỏ bữa liên tục. Bên cạnh đó hãy bổ sung thêm các loại loại nước hoa quả như: nước cam, nước chanh, sinh tố bơ,… Để tăng cường sức đề kháng.
- Sốt virus ở trẻ em là bệnh dễ lây lan, chính vì thế khi bé có biểu hiện sốt nên cho bé nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh cho đến khi hết bệnh.
- Trường hợp bệnh bé trở nặng hơn thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ theo dõi, điều trị kịp thời.
V. Trẻ bị sốt virus – khi nào cần đưa đi khám
Khi trẻ có triệu chứng sốt virus gia đình cần bình tĩnh xử lý, không nên vội vàng đưa trẻ đến viện. Vậy khi nào cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ? Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu sau đây, phụ huynh cần đưa con đi khám ngay.
- Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không có biểu hiện hạ nhiệt.
- Trẻ ngủ li bì, mệt mỏi, bỏ ăn, chán ăn từ lúc có dấu hiệu sốt
- Trẻ xuất hiện tình trạng co giật, đau đầu, đau khắp người.
- Trẻ có biểu hiện buồn nôn và nôn khan nhiều lần trong ngày.
- Trẻ bị sốt kéo dài trên 5 ngày, đã thử nhiều biện pháp hạ sốt nhưng vẫn không đỡ.
- Trẻ có dấu hiệu mất ý thức hoặc thay đổi tri giác, khó thở hoặc thở gấp hơn.
Với những biểu hiện trên thì phụ huynh hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám, điều trị. Bằng chuyên môn và trang thiết bị hiện đại bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo đảm sức khỏe cho bé.
VI. Một số thắc mắc khác ở phụ huynh khi trẻ bị sốt virus
Sốt virus ở trẻ em không phải là căn bệnh hiếm gặp, mới xuất hiện thời gian gần đây. Tuy nhiên gia đình cần có kiến thức tổng quan về sốt virus để chăm sóc, điều trị kịp thời khi trẻ có dấu hiệu.
Khách hàng đã đưa ra thắc mắc liên quan đến căn bệnh này, chúng tôi đã tổng hợp và giải đáp cụ thể dưới đây:
1. Sốt virus ở trẻ em có nguy hiểm không?
Sốt virus ở trẻ em không quá nguy hiểm nếu gia đình tuân thủ các bước chăm sóc. Thông thường nó chỉ gây ra các biểu hiện sốt trong khoảng 3 đến 5 ngày sau khi virus xâm nhập vào. Khi được điều trị nhanh chóng và đúng cách thì bệnh sẽ thuyên giảm.
Tuy nhiên, một vài trường hợp khi bị sốt virus không có biểu hiện rõ ràng. Điều này khiến phụ huynh dễ chủ quan và không có biện pháp chữa trị kịp thời. Trong trường hợp như vậy sốt virus có thể gây biến chứng ở não làm cho trẻ bị co giật, hôn mê sâu, viêm cơ tim, viêm thanh quản, thậm chí còn để lại nhiều di chứng về sau.
2. Sốt virus ở trẻ thường kéo dài bao lâu?
Thông thường trẻ bị sốt virus nếu được điều trị ngay thì sẽ hết bệnh sau khoảng 7 đến 10 ngày. Đối với trẻ có sức đề kháng tốt, có khả năng chống lại virus gây bệnh sẽ tự khỏi sau thời gian phát bệnh.
Tuy nhiên gia đình không nên chủ quan mà cần theo dõi, quan tâm đến thay đổi của trẻ. Một số trường hợp trẻ biểu hiện bệnh không rõ ràng khiến gia đình không nhận biết. Sau cùng trẻ phải đối diện với di chứng nặng nề về sức khỏe vì không được điều trị đúng cách.
3. Sốt virus ở trẻ em có lây không?
Như đã nói ở trên, sốt virus lây lan rất nhanh trong không khí, qua các vật trung gian khi người mắc bệnh chạm vào. Chính vì thế hãy luôn đảm bảo bé nhà bạn được vệ sinh sạch sẽ khi từ bên ngoài về, nhất là trẻ sơ sinh cần tránh tiếp xúc với người mắc bệnh.
Trường hợp bé bị sốt hãy xin nghỉ học, không cho bé đến những nơi đông người, tránh lây lan cho người xung quanh. Đặc biệt người lớn có dấu hiệu sốt virus không nên tiếp xúc thân mật với trẻ.
4. Cách phòng tránh bệnh sốt virus cho trẻ
Những di chứng nghiêm trọng của bệnh sốt virus ở trẻ em là lời cảnh tỉnh đến nhiều gia đình. Trong quá trình chăm sóc, sinh hoạt hằng ngày của trẻ cần thực hiện khoa học. Đây là cách làm tốt nhất tạo bức tường kiên cố để trẻ chống lại tác nhân gây bệnh.
- Phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ mỗi ngày. Nên sử dụng nước ấm để tắm rửa trong phòng kín, dùng Natri clorid 0,9 % để nhỏ mắt – mũi, tránh trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn ở hệ hô hấp.
- Khi trẻ bị sốt virus, nếu không có bội nhiễm vi khuẩn thì không cần thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh.
- Phụ huynh nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, không được để gió lùa vào. Ngoài ra không nên để nhiệt độ trong phòng quá thấp, sẽ làm bé bị sốc nhiệt.
- Cần cho trẻ ăn chín, uống sôi, đồ ăn đều phải đảm bảo an toàn vệ sinh, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Nếu có điều kiện hãy cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc – xin vì đây là lá chắn tốt nhất bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh.
- Theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của bé, nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường phụ huynh nên cho con đi thăm khám để có hướng giải quyết kịp thời.
Có thể thấy nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị bệnh là do sức đề kháng yếu. Khi đó các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tấn công vào cơ thể. Do đó gia đình cần tìm biện pháp để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Hiện nay sử dụng các thực phẩm chức năng tăng đề kháng là lựa chọn của nhiều gia đình. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Multivitamin Nhật Bản là sản phẩm đang được nhiều khách hàng tin tưởng chọn lựa. Sản phẩm dạng viên nén, chứa đa dạng các loại vitamin như vitamin A, C, D, E, B1,…góp phần hỗ trợ bổ sung một số vitamin cho cơ thể giúp tăng cường sức khỏe. Multivitamin an toàn, dễ sử dụng, phân phối chính hãng bởi Kenkoshop.vn.
Cùng với Multivitamin, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nhật Bản Immuno Care. Sản phẩm với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như chiết xuất rễ cúc tím, bột quýt Onshu, Vitamin C giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm mũi, họng cho trẻ nhỏ. Trải qua quá trình nghiên cứu và sản xuất nghiêm ngặt nên rất an toàn khi sử dụng, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.
Sốt virus ở trẻ em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên biến chứng về sức khỏe. Chính vì vậy phụ huynh không nên lơ là, chủ quan khi thấy con có dấu hiệu bất thường. Hơn hết đừng quên bổ sung đầy đủ dưỡng chất, chăm sóc khoa học để tăng đề kháng cho trẻ nhỏ.