Những loại rau người tiểu đường không nên ăn – Nên ăn loại nào?

Những loại rau người tiểu đường không nên ăn là bắp, khoai tây, bắp chuối, cà chua, củ dền… bởi trong đó chứa một số hoạt chất gây hại cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn nên tăng cường các loại rau ít tinh bột, chỉ số GI thấp, giàu protein và chất xơ. Đồng thời, hãy kết hợp với các thực phẩm bổ dưỡng khác để cải thiện bệnh tiểu đường tốt hơn.

1. Những loại rau người tiểu đường không nên ăn

Nhìn chung, các loại rau củ giàu tinh bột sẽ có lượng carb cao, dễ gây tăng đường huyết đột ngột và làm xuất hiện các biến chứng tiểu đường nhanh hơn.

Một số loại thực phẩm điển hình mà người tiền tiểu đường hoặc đã mắc tiểu đường cần tránh là:

1.1. Bắp (ngô)

Trung bình mỗi bắp ngô cung cấp khoảng 17g carb, trong đó còn chứa nhiều đường tự nhiên nên có thể ảnh hưởng xấu tới lượng đường huyết.

Bắp ngô không chứa nhiều chất xơ (chỉ có khoảng 2g), dễ gây cản trở tới sự điều tiết hormone Insulin khiến đường huyết tăng mạnh.

Khi chế biến dưới dạng sinh tố, nước bắp thể làm tăng lượng carb cực cao, hoàn toàn không có lợi cho cơ thể người bị tiểu đường.

1.2. Khoai tây

Khoai tây và cả khoai lang đều giàu carb (khoảng 40g/củ 100g), tiềm ẩn nhiều nguy hại đến cơ thể người bị tiểu đường. Đây cũng là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao, khoảng 86 đơn vị trong mỗi 100g.

Do đó, ăn khoai tây sẽ khiến glucose trong máu tăng cao khó kiểm soát, cho dù là ở bất kỳ hình thức chế biến nào như nướng, luộc, chiên…

Ngoài ra, việc nạp quá nhiều món khoai còn gây hại cho huyết áp, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về tim mạch. Hàm lượng chất béo xấu trong cơ thể cũng có nguy cơ tăng cao nếu bạn ăn khoai tây, đặc biệt là dạng chiên.

1.3. Bắp chuối

Một loại thực vật khác cũng không tốt cho đường huyết là bắp chuối. Trong 100g đó chứa khoảng 16g carb và ít hơn 3g chất xơ, dễ làm cản trở tới quá trình điều hòa đường huyết.

Một số chất dinh dưỡng trong hoa chuối có thể làm giảm hiệu quả của Insulin, nhất là hàm lượng natri cao gây ảnh hưởng tới huyết áp và gia tăng các rủi ro về bệnh tim mạch.

1.4. Cà chua

Trong số những loại rau người tiểu đường không nên ăn, cà chua cũng là một thực phẩm mà bạn cần cân nhắc.

Mặc dù cà chua không chứa nhiều đường nhưng vẫn có khả năng làm tăng lượng carb nạp vào cơ thể, gián tiếp ảnh hưởng tới sự đào thải glucose ở người mắc tiểu đường.

Để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, bạn cần tuyệt đối tránh ăn cà chua dạng sống, đông lạnh hay đóng hộp.

1.5. Củ dền

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ dền có hàm lượng đường tự nhiên cao, chỉ số GI = 68 nên không tốt cho người thừa đường huyết.

Hơn nữa, trong củ dền còn chứa hoạt chất oxalate có đặc tính kháng dinh dưỡng, nếu ăn nhiều sẽ tạo nên rào cản khiến đường ruột không thể hấp thu các chất. Điều này gây ra bất lợi cho quá trình cân bằng glucose trong máu.

2. Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì thì tốt?

Theo Heather Hanks (Chuyên gia dinh dưỡng USA): “Tốt nhất bạn nên tập trung vào các loại rau không chứa tinh bột, giàu một số dưỡng chất như protein, chất xơ, nitrat… và GI thấp.”

Nhờ đó, quá trình cân bằng glucose trong máu được cải thiện tốt hơn, tăng sự nhạy bén với hormone insulin.

2.1. Các loại rau có GI thấp an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường

Rau cho người tiểu đường cần phải có chỉ số GI thấp, đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra ổn định mà không làm tăng đột ngột đường huyết.

Bạn nên ưu tiên các dạng chế biến ít dầu mỡ như luộc, hấp, salad trộn nhằm tránh làm các tăng chỉ số GI và khiến rau bị biến chất.

Tổng hợp những lựa chọn phù hợp dành cho bạn là cà tím, đậu xanh, bắp cải tím, rau cần tây…

2.2. Rau có hàm lượng nitrat cao

Cây rau trị tiểu đường khá hữu hiệu là những loại chứa hàm lượng nitrat cao, bao gồm: rau diếp cá, rau cải, rau trai… rất có lợi cho việc làm giảm huyết áp, tăng cường sức khỏe hệ tuần hoàn.

Nhờ đó, quá trình trao đổi chất trong hệ tiêu hóa cũng được cải thiện tốt hơn. Bạn sẽ ít phải đối diện với những nguy hại tiềm ẩn của bệnh đái tháo đường.

2.3. Rau cung cấp lượng chất đạm cần thiết

Nhóm thực vật giàu đạm lành mạnh bao gồm: rau ngót, rau mồng tơi, măng tây, súp lơ, bắp cải… giúp bạn có cảm giác no lâu hơn và không còn nhiều cảm giác thèm ăn trong những bữa chính.

Việc bổ sung protein có nguồn gốc từ rau củ cũng là một lựa chọn thích hợp để bạn vừa giảm cân giữ dáng, vừa ngăn ngừa chuyển biến xấu của bệnh tiểu đường.

2.4. Rau giàu chất xơ

Người tiểu đường ăn rau lang, rau muống, rau má được không? Câu trả lời là hoàn toàn có. Vì đây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, góp phần làm chậm lại quá trình chuyển hóa đường vào máu.

Các loại rau lá xanh đậm đều tương đối nhiều chất xơ (3-5g) và ít calo nên giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động một cách hiệu quả, dễ dàng kiểm soát tỷ lệ glucose trong máu.

Theo Viện dinh dưỡng, lượng chất xơ mà người trưởng thành cần nạp mỗi ngày là 25g (nữ) và 38g (nam).

3. Chế độ ăn chay đối với người tiểu đường có tốt không?

Người bị tiểu đường có thể ăn theo chế độ thuần chay, đây là lựa chọn khá tốt giúp kiểm soát cân nặng dễ dàng và nâng cao sức khỏe.

Lý do là bởi các món ăn chay thường chứa ít chất béo và calo, trong khi giàu vitamin, chất xơ, khoáng tố… góp phần cải thiện độ nhạy insulin, đặc biệt là ở những người mắc tiểu đường tuýp 2.

Mặt khác, thực đơn ăn chay cũng được công nhận là có vai trò quan trọng trong việc xoa dịu các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng để ăn chay hiệu quả là:

  • Không thể ăn chay thay thế hoàn toàn các loại thuốc đang sử dụng.
  • Ước tính các loại dưỡng chất trong khẩu phần ăn sao cho hợp lý.
  • Chỉ ăn chay trong một thời gian nhất định, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lên kế hoạch dinh dưỡng đúng đắn.
  • Không cắt giảm quá mức hàm lượng calo mỗi ngày khiến cơ thể dễ kiệt sức.

IV. Cách kết hợp rau cùng thực phẩm khác để chữa tiểu đường

Bên cạnh các món rau cho người tiểu đường, bạn cũng nên bổ sung thêm một số nhóm thực phẩm lành mạnh khác. Cụ thể:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: cung cấp lượng carb vừa đủ, không gây tăng đường huyết quá mức (gạo lứt, bột yến mạch, hạt kê…)
  • Trái cây: cam, táo, bơ, dâu tây… hoặc các loại mứt hoa quả ít đường.
  • Protein nạc: cá và hải sản, thịt heo, thịt gà…
  • Chất béo tốt: các loại hạt, cá hồi, cá ngừ, dầu thực vật…
  • Đồ uống: nước không chứa hương liệu, trà không đường, cà phê đen…
  • Thực phẩm chức năng: viên uống hỗ trợ ổn định đường huyết sẽ giúp bạn kiểm soát nồng độ glucose trong máu tốt hơn, mang lại hiệu quả nhanh chóng mà không cần tốn nhiều công sức.

Để góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng bênh tiểu đường, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Insuna Nhật Bản. Sản phẩm với những thành phần dược liệu thiên nhiên lành tính, công nghệ sản xuất tiêu chuẩn giúp hỗ trợ chuyển hóa đường, cải thiện chỉ số đường huyết. Trong đó có sử dụng chiết xuất từ các thành phần như cây chóp mao lưới, lá neem Ấn Độ, cây thùa, củ cúc vu…nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ.

Những loại rau người tiểu đường không nên ăn và những loại nên bổ sung đã được chia sẻ chi tiết qua các thông tin trên. Nếu bạn muốn tìm đến giải pháp ổn định đường huyết an toàn và tối ưu, hãy đến với Kenkoshop.vn để thử nghiệm sản phẩm chính hãng, an tâm chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất.

THAM KHẢO NGAY: 6 loại viên uống tiểu đường của Nhật Bản được khách hàng tin dùng

Bài viết liên quan