Mất ngủ thường xuyên ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Nhưng tại sao chúng ta lại hay bị mất ngủ? Mất ngủ nhiều ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
Nguyên nhân mất ngủ thường xuyên
Mất ngủ thường xuyên do rất nhiều lý do gây ra, ví dụ như bệnh lý nền hay chất lượng cuộc sống. Nhưng việc mất ngủ thường xuyên (Mất ngủ mãn tính, thường xảy ra từ vài tháng tới cả năm trời) do chất lượng cuộc sống làm gián đoạn tới giấc ngủ.
Mất ngủ mãn tính cũng có thể liên quan tới tình trạng bệnh lý và sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng tới giấc ngủ. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng mất ngủ thường xuyên:
9 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ thường xuyên:
1. Những căng thẳng, lo lắng về cuộc sống
gia đình, tài chính, học tập,... khiến não bộ của bạn hoạt động nhiều hơn vào ban đêm ảnh hưởng rất nhiều tới giấc ngủ, khiến bạn chằn chọc khó ngủ.
2. Rối loạn nhịp sinh học
Chu kỳ ngủ - thức của bạn là không đồng nhất mỗi ngày thường sẽ khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ. Những nguyên nhân có thể kể tới là việc đi công tác, học tập, thường xuyên thay đổi ca làm việc.
3. Ăn quá nhiều vào buổi tối
Ăn nhẹ vào buổi tối là điều nên làm nhưng việc ăn quá nhiều trước khi ngủ sẽ khiến cơ thể không thoải mái khi nằm, đầy bụng, đầy hơi và đặc biệt là rất khó chịu cho những ai mắc phải những triệu chứng axit trào ngược. Việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng sức khỏe
4. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh trước khi ngủ
Môi trường xung quanh chỗ ngủ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của giấc ngủ. Những thói quen sinh hoạt không nên trước khi ngủ có thể kể tới là việc sử dụng giường ngủ để ăn uống, xem TV, làm việc,... Ngoài ra, chất lượng môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đáng kể tới giấc ngủ như ánh sáng, âm thanh và nhiệt độ.
5. Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu, chẳng hạn như rối loạn lo âu hậu trấn thương có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Có thể bạn chưa biết, việc thức dậy quá sớm có thể là dấu hiệu của việc trầm cảm và mất ngủ thường xuyên thường xảy ra khi mắc phải những rối loạn sức khỏe tâm thần khác.
6. Thuốc men
Việc sử dụng những loại thuốc giảm đau, thuốc huyết áp cao cũng là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ thường xuyên do trong thuốc chứa caffeine và chất kích thích có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
7. Bệnh lý nền
Những bệnh lý sau đây có thể khiến bạn mắc phải chứng mất ngủ mãn tính bao gồm tiểu đường, bệnh tim mạch, hen xuyễn, viêm xoang, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tuyến giáp hoạt động quá mức và bệnh Alzheimer.
8. Sử dụng quá nhiều caffeine, nicotine
Có thể ai cũng biến caffeine và nicotine ảnh hưởng như thế nào tới giấc ngủ. Những loại đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê, nước tăng lực hay soda có tác dụng rất lâu từ vài tiếng đồng hồ tới cả ngày nên hãy hạn chế sử dụng đồ uống chứa caffeine sau 4h chiều. Nicotine là chất kích thích khiến não bộ chúng ta cảm thấy hưng phấn và tỉnh táo hơn như thuốc lá, việc sử dụng nicotine trước khi ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều khiến chúng ta khó ngủ hơn.
9. Sử dụng đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn được coi như là đồ uống an thần giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ hơn nhưng ngược lại, chúng sẽ khiến chúng ta bỏ qua giấc ngủ hồi phục (giai đoạn REM) ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của giấc ngủ và khi tỉnh dậy sẽ khiến chúng ta đau đầu, khó tập trung hơn.
Mất ngủ thường xuyên ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
1. Hệ thần kinh trung ương
Thiếu ngủ ảnh hưởng rất nhiều tới não bộ của bạn, khiến hệ thần kinh trung ương hoạt động không ổn định giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bạn.
Những dấu hiệu đáng chú ý của việc thiếu ngủ dẫn tới tổn thương hệ thần kinh trung ương như:
- Hành vi bốc đồng.
- Luôn có cảm giác bất an, lo lắng.
- Phiền muộn.
- Hay bị ảo giác, hoang tưởng do não bộ gây ra.
2. Hệ thống miễn dịch
Việc mất ngủ thường xuyên ảnh hưởng rất nhiều tới hệ thống miễn dịch, khiến hệ thống miễn dịch làm việc kém năng xuất.
3. Hệ hô hấp
Chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, mất ngủ hàng đêm có thể khiến bạn dễ mắc phải những căn bệnh về hô hấp như cảm lạnh và cúm.
4. Hệ tiêu hóa
Việc ăn quá nhiều, vận động quá ít cùng với việc thực đêm nhiều thường dẫn tới tình trạng béo phì, thừa cân. Thiếu ngủ cũng làm giảm khả năng dung nạp glucose, kháng insulin dẫn tới tình trạng đái tháo đường type 2.
5. Hệ tim mạch
Giấc ngủ ảnh hưởng đến các quá trình giữ cho tim và mạch máu của bạn khỏe mạnh, bao gồm cả những quá trình ảnh hưởng đến lượng đường trong máu , huyết áp.
Những người ngủ không đủ giấc dễ mắc bệnh tim mạch. Một phân tích đã liên kết chứng mất ngủ với việc tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
6. Nội tiết
Việc sản xuất hormone phụ thuộc vào giấc ngủ của bạn. Để sản xuất testosterone, bạn cần ngủ ít nhất 3 tiếng liên tục, khoảng thời gian của giai đoạn REM đầu tiên của bạn. Thức đêm nhiều có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone.
Sự gián đoạn này cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng , đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Sử dụng Viên uống giúp ngủ ngon SLEEPY Nhật Bản
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất ngủ thường xuyên như trên, hãy sử dụng hỗ trợ thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe SLEEPY Nhật Bản giúp hỗ trợ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ. Sản phẩm với chiết xuất từ lá Rafuma, Gamma-Aminobutyric acid, Glycine,...an toàn và hiệu quả, tốt cho những người mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Hãy cố gắng tạo thói quen sinh hoạt tốt, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để đẩy lùi chứng mất ngủ và cải thiện chất lượng cuộc sống nhé. Hy vọng, bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về những ảnh hưởng và nguyên nhân mất ngủ thường xuyên tới bạn.