Gãy xương sườn nguy hiểm và rất dễ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các bộ phận liên quan khác. Hãy trang bị ngay cho mình những hiểu biết cơ bản nhất để có phương pháp điều trị hợp lý nếu không may gặp phải tình trạng gãy xương sườn.
I. Gãy xương sườn là gì?
Gãy xương sườn ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận khác trên cơ thể, đặc biệt là phần ngực nên việc nắm bắt được rõ cấu tạo của xương sườn rất quan trọng. Cần chú ý ngay những kiến thức sau đây:
1. Vị trí xương sườn nằm ở đâu?
Xương sườn cấu tạo gồm 24 cái chia làm 12 cặp đối xứng nhau nằm ở hai bên của ngực và lưng trên. Để bạn dễ dàng hình dung thì đây là những xương dài và cong, cấu tạo như một chiếc lồng bao quanh ngực với nhiệm vụ chủ yếu là nâng đỡ cơ thể và bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong như tim, phổi,…
Một đầu của xương sườn nối từ cột sống, liên kết với một đốt sống ở lưng trên sau đó uốn cong đến phần ngực. 7 xương sườn trên nối với xương ức trước ngực; 3 xương sườn 8, 9, 10 liên kết với các xương sườn trên thông qua mô sụn nên được gọi là xương sườn giả. Duy chỉ có 2 xương sườn 11 và 12 là lơ lửng, chỉ nối từ cột sống còn lại phần trên không nối với gì nên được gọi là “xương sườn cụt”.
Số lượng xương sườn của con người là như nhau, kể cả nam hay nữ. Tuy nhiên, cũng có một vài người số lượng này có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào đặc điểm cấu trúc cơ thể.
TÌM HIỂU THÊM: Xương chẩm là gì? Vỡ xương chẩm có nguy hiểm không
2. Gãy xương sườn có nguy hiểm không?
Gãy xương sườn là tình trạng cấu trúc xương sườn ban đầu bị phá vỡ, có thể xảy ra các hiện tượng như rạn nứt, gãy hoặc vỡ, dễ dàng gặp phải với mọi lứa tuổi khác nhau. Gãy xương sườn chiếm tới 85% trong tổng số các ca chấn thương liên quan đến ngực.
Có 2 loại gãy xương sườn là gãy xương sườn đơn giản và gãy xương sườn phức tạp. Gãy xương sườn đơn giản là khi chỉ bị gãy lẻ một cái và không có sự di lệch lớn nào, còn gãy xương sườn phức tạp là gãy nhiều và có sự di lệch lớn.
Gãy xương sườn rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến các bộ phận quan trọng bên trong như tim, phổi,…dẫn đến các biến chứng như tràn khí màng phổi, rò khí quản, phình động mạch chủ,…Đặc biệt nguy hiểm nhất là khi bị gãy xương sườn số 5, 6, 7 gây tổn thương mạch máu, tim, phổi, xương gãy đâm chọc gây xẹp phổi, tràn máu, rách động mạch, tổn thương gan, thận hay lá lách.
II. Dấu hiệu khi bị gãy xương sườn
Ngay khi cảm nhận thấy tình trạng gãy xương sườn xảy ra, hãy hạn chế tối đa cử động và đến ngay với cơ sở y tế gần nhất. Người bệnh có thể nhận biết được chấn thương thông qua một vài triệu chứng nổi bật sau đây:
- Nghe thấy tiếng xương gãy ngay khi bị tai nạn hoặc va chạm
- Cảm giác đau nhói, đau hơn khi hít thở, ho, hắt xì hay di chuyển
- Vị trí vết gãy thâm tím lại và sưng phù lên
- Khi ấn vào chỗ bị thương cảm giác đau buốt không chịu nổi
- Cảm giác khó thở, lồng ngực co thắt
- Lồng ngực biến dạng, không còn giữ được cấu trúc ban đầu
- Chạm vào vị trí chấn thương nghe thấy tiếng lạo xạo
- Ngoài ra có thể thêm một vài triệu chứng phụ như chóng mặt, đau đầu,…
Đây là một vài dấu hiệu cơ bản mà bạn có thể nhận thấy được với các chấn thương gãy xương sườn đơn giản. Còn với các chấn thương xương sườn phức tạp dẫn đến biến chứng như tràn dịch phổi,… thì việc bạn cần làm chỉ làm nằm bất động chờ bác sĩ sơ cứu và đưa đi bệnh viện nhanh nhất.
III. Nguyên nhân gãy xương sườn
Cũng giống như các trường hợp gãy xương khác, gãy xương sườn xảy ra do một vài nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động
- Bị đè bẹp dẫn đến gãy xương sườn
- Rơi từ cao xuống, đập ngực hay phần thân trên xuống đất
- Va chạm, bị tấn công trực tiếp bởi các vật cứng vào xương sườn
- Chấn thương khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao
- Ho dữ dội cũng có thể dẫn đến nứt xương sườn
- Các bệnh lý về xương khớp, xương giòn dễ gãy
- Ung thư xương
IV. Cách điều trị khi bị gãy xương sườn
Khi gặp phải tình trạng gãy xương sườn, chắc chắn sẽ có rất nhiều câu hỏi thắc mắc được đặt ra xung quanh vấn đề này. Đặc biệt là “gãy xương sườn có phải mổ không”, mặc dù gãy xương sườn nếu không nhanh chóng điều trị sẽ rất nguy hiểm nhưng nếu được xử lý nhanh chóng đúng cách thì không quá lo ngại, thậm chí là có thể tự lành.
Cũng như các trường hợp gãy xương khác, bác sĩ sẽ kiểm tra sơ bộ bằng cách ấn nhẹ lên vị trí xương gãy để xem tình trạng của bệnh nhân. Sau đó tiến hành các xét nghiệm giám định như chụp X-quang gãy xương sườn, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ,…
1. Điều trị bảo tồn
Thông thường các trường hợp gãy xương sườn sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn là đủ, rất hiếm khi phải phẫu thuật. Đối với người trẻ tuổi, có thể chỉ cần băng bó hoặc sử dụng nẹp mà không cần cố định bằng băng bởi dễ dẫn đến tình trạng viêm phổi.
Điều trị bảo tồn được chia làm 2 liệu pháp là giảm đau và liệu pháp thở. Tùy theo cơn đau mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau phù hợp, ngoài ra có thể tiêm tê cục bộ giúp bệnh nhân không đau trong khoảng 6-8 tiếng. Với liệu pháp hô hấp, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn một vài kĩ thuật hít và thở để long đờm phế quản, xương sườn sẽ tự hồi phục sau thời gian nghỉ ngơi và điều trị.
2. Điều trị phẫu thuật
Với những tình trạng gãy xương sườn di lệch nhiều hoặc lõm lồng ngực, gãy cùng lúc với các xương khác thì sẽ được chỉ định mổ tránh các biến chứng nguy hiểm. Phương pháp phẫu thuật sẽ đạt hiệu quả nhanh chóng bởi giảm nguy cơ biến dạng lồng ngực, giảm đau hơn, cải thiện nhanh chóng chức năng phổi và cơ quan hô hấp.
Trong trường hợp bị tràn máu hay tổn thương bên trong, người bệnh được đặt ống dẫn lưu màng phổi giúp phổi nở tốt hơn, co giãn thoải mái, thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn.
ĐỌC THÊM: Xương sên là gì? Nằm vị trí nào, gãy có nguy hiểm không
V. Gãy xương sườn bao lâu thì khỏi
Với tình trạng gãy xương sườn đơn thuần thì thời gian hồi phục chỉ là từ 3-4 tuần. Tuy nhiên tùy vào mức độ chấn thương, khả năng hồi phục của từng người, chế độ ăn uống khi gãy xương, tập luyện mà thời gian khỏi trung bình sẽ là từ 1-6 tháng. Với những bệnh nhân chấn thương nặng, kèm theo tổn thương các bộ phận khác thì thời gian phục hồi có thể kéo dài hơn nữa, tùy theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
VI. Một số câu hỏi thường gặp khi gãy xương sườn
1. Gãy xương sườn có đi được không?
Việc cần làm nhất khi bị gãy xương sườn là nghỉ ngơi, hạn chế tối đa vận động và đi lại không cần thiết giúp quá trình lành xương diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên lưu ý là không nên nằm bất động trên giường, hãy vận động phù hợp với thể trạng, ngồi dậy và đi dạo 1 vòng. Nếu được bác sĩ cho phép, bạn có thể hoạt động với cường độ thấp như việc vặt nhẹ nhàng trong nhà, tránh hoạt động quá sức khiến vết thương tái phát.
2. Gãy xương sườn ăn gì, kiêng gì?
Chế đô ăn uống khoa học ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục của người bệnh và tốc độ lành xương. Một số thực phẩm tốt cho người gãy xương sườn có thể tham khảo như: thực phẩm giàu canxi, magie, kẽm, giàu các loại vitamin như Vitamin C, B6, B12,…chủ yếu trong sữa, thịt bò, trứng, các loại rau xanh, các loại cá, trái cây,…Ngoài ra, người bệnh phải hạn chế tối đa sử dụng các đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, chất kích thích,…bởi chúng làm chậm quá trình chữa lành vết thương và hấp thụ canxi của cơ thể.
Ngoài ra để xương hồi phục một cách tốt nhất, bạn nên sử dụng thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có lợi như viên uống xương khớp Prokan Nhật Bản, nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, phân phối chính hãng bởi Kenkoshop.vn. Sản phẩm chứa nhiều thành phần dược liệu quý như: chiết xuất sụn cá mập, chiết xuất vỏ liễu trắng, chiết xuất sụn mũi cá hồi, chiết xuất lá actiso… góp phần bổ sung Proteoglycan và Salicin giúp hỗ trợ sức khỏe của khớp, tăng cường sự linh hoạt, giảm khó chịu khi cử động.
TÌM HIỂU THÊM: 10+ Loại viên uống xương khớp của Nhật NÊN dùng năm 2023
Gãy xương sườn có thể không may xảy ra với bạn hay người thân trong gia đình, khi đó cũng đừng quá lo lắng, nếu được điều trị kịp thời đúng cách, vết thương sẽ nhanh chóng hồi phục và trở lại như ban đầu. Ghi nhớ ngay những kiến thức bổ ích mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên để áp dụng trong cuộc sống, tránh những rủi ro không đáng có.