Gãy xương nên ăn gì và kiêng gì để mau lành, nhanh hồi phục?

Bị gãy xương nên ăn gì và kiêng gì sao cho khoa học là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi gặp những tai nạn liên quan đến vấn đề xương khớp. Ngoài việc tuân thủ các phác đồ điều trị của bác sĩ một cách nghiêm ngặt thì chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố được quan tâm hàng đầu. Vậy người bị gãy xương nên ăn gì và kiêng những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

I. Vai trò của chế độ ăn uống trong việc phục hồi gãy xương

Chế độ ăn là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến 50% khả năng phục hồi khi bị gãy xương. Bổ sung chất dinh dưỡng đúng cách làm tăng quá trình chuyển hóa, giúp cơ thể tạo ra các hợp chất có lợi cho quá trình lành xương.

Để quá trình này diễn ra một cách thuận lợi thì có rất nhiều thực phẩm tốt cho người bị gãy xương, đặc biệt là các nguyên liệu như canxi, protein, đường, chất béo,… để tạo các mô liên kết xương.

Việc kết hợp các loại thực phẩm một cách khoa học và thông minh sẽ giúp cơ thể nhận được đầy đủ các chất cần thiết, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và đẩy nhanh tốc độ lành xương.

II. Người bị gãy xương nên ăn gì là tốt nhất ?

Để quá trình phục hồi được diễn ra nhanh chóng, hạn chế tổn thương và dị tật thì trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên chú ý đến một số thực phẩm sau đây, bao gồm:

1. Thực phẩm giàu canxi

Đây là một trong những nhóm chất quan trọng nhất cho những người bị gãy xương. Đối với một người bình thường thì cần 800 – 1000mg canxi mỗi ngày. Còn đối với người gãy xương thì tùy theo tình trạng và độ tuổi, lượng canxi nạp vào có thể cần gấp 1,5 đến 2,5 lần.

Canxi có nhiều trong sữa và các thực phẩm từ sữa, các loại rau cải, cá hộp, rong biển,… Lưu ý là một số loại sữa làm từ hạt và sữa đặc có đường không tốt cho người gãy xương. Còn lại bất kể là sữa béo hay không béo thì đều là loại sữa tốt cho người gãy xương.

2. Thực phẩm nhiều vitamin C,D

Cơ thể người gãy xương hay người thường đều cần hấp thụ đủ lượng vitamin C mỗi ngày. Bởi loại vitamin này giúp hỗ trợ quá trình tái tạo sợi collagen có trong sụn khớp, chống oxy hóa và thúc đẩy sự sinh hóa tốt cho xương. Có rất nhiều thực phẩm chứa Vitamin C như ớt, cải xoăn, cải xanh, đu đủ, dâu tây, súp lơ, dứa, xoài,…

Cùng với đó, Vitamin D cũng đóng vai trò không thể thiếu, góp phần giảm thiểu tối đa khả năng mắc bệnh loãng xương ở người già và người bị gãy xương. Chất này có nhiều và chủ yếu trong các thực phẩm như cá hồi, lòng đỏ trứng, nấm, cá trích, cá mòi,…

Ngoài nhóm hải sản phổ biến để cung cấp vitamin D, bị gãy xương có nên ăn tôm không? Theo chuyên gia dinh dưỡng thì câu trả lời chắc chắn là có, nhưng phải theo một chế độ ăn khoa học.

3. Thực phẩm chứa nhiều kẽm

Tổn thương xương sẽ được phục hồi nhanh hơn khi canxi dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Điều này có thể cải thiện nếu cơ thể đầy đủ chất kẽm.

Một số thực phẩm nhiều kẽm phải kể đến như: hải sản, trứng, ngũ cốc, khoai tây, cà rốt, lạc, bánh mì,.. Chúng rất tốt cho quá trình điều trị và khắc phục sau gãy xương.

4. Thực phẩm bổ sung magie

Magie nếu được nạp vào cơ thể đầy đủ sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thụ canxi, hình thành xương mới và tăng mật độ xương. Ngược lại, nếu thiếu sẽ làm chậm quá trình lành xương và gây ra tình trạng loãng xương. Magie có trong các thực phẩm như chuối, bơ, sữa, các loại hạt, các loại rau lá xanh,…

5. Nhóm thực phẩm có vitamin B6, B12

Với những người bị gãy xương thì cần bổ sung rất nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh và nhanh chóng phục hồi. Một trong số đó không thể thiếu là sự xuất hiện của vitamin B6 và B12. Chúng có vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương, duy trì độ dẻo dai và chắc khỏe cho xương.

Vitamin B6 giúp chuyển hóa chất béo và carbohydrate, tryptophan thành niacin giúp xương phục hồi nhanh. Nhóm vitamin này có nhiều trong thịt bò nạc, chuối, ngũ cốc, súp lơ, cải bắp,…

Vitamin B12 mang đến lợi ích tuyệt vời khi giúp hỗ trợ hình thành khung xương chắc khỏe, khắc phục các chấn thương, có trong trứng, các loại hạt, trứng, nội tạng động vật,…

6. Nhóm đồ ăn gồm kali, photpho

Kali giúp trung hòa axit, giảm thiểu tối đa quá trình đào thải canxi ra ngoài, ngăn ngừa bệnh loãng xương, có trong các thực phẩm như cá, nước cam, khoai tây, cà chua,…

Photpho làm cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, tránh tổn hại và di chứng về sau. Photpho có nhiều trong các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, trứng cá muối, bí ngô,….

III. Bị gãy xương kiêng ăn gì cho mau lành ?

Ngoài câu hỏi bị gãy xương nên ăn gì và những thực phẩm có lợi liệt kê ở trên, bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh sử dụng một số đồ ăn có hại sau đây để quá trình tái tạo xương được diễn ra hiệu quả.

1. Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ

Hạn chế sử dụng những đồ chiên xào và dầu mỡ vì đây là những thực phẩm kém lành mạnh, sẽ chuyển hóa canxi thành chất bọt và đào thải ra ngoài. Điều này khiến cho vết thương lâu lành và quá trình tái tạo xương khớp diễn ra chậm chạp.

2. Thực phẩm, đồ uống có chất kích thích

Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi sau khi bị gãy xương là “bị gãy xương có uống bia được không”, thì câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Bởi những loại đồ uống như rượu, bia gây nhiễu loạn quá trình tạo máu, khiến xương thoái hóa nhanh hơn, cản trở quá trình hồi phục vết thương diễn ra. Ngoài ra, các chất kích thích còn có tác hại gây mất nước, mất cân bằng điện giải, tác động xấu lên toàn bộ cơ thể.

3. Đồ ngọt và chứa nhiều chất béo

Hai thành phần mà bạn cần tránh nữa trong quá trình bị gãy xương đó là đồ ngọt và chứa nhiều chất béo. Hiểu một cách đơn giản thì ngoài việc làm chậm quá trình lành xương và thoái hóa xương khớp thì khi ăn những thực phẩm này sẽ khiến bạn thừa cân và béo phì, từ đó xương phải chịu áp lực lớn làm cho vết thương ngày càng nghiêm trọng.

4. Thực phẩm quá mặn, nhiều muối

Muối là chất không thể thiếu cho cơ thể, nhưng đối với những người gãy xương thì khi ăn quá nhiều muối sẽ khiến cho xương trở nên suy yếu. Bởi chúng làm cho tốc độ thải canxi ra cơ thể diễn ra nhanh chóng, các tế bào mới hình thành chậm.

5. Trà đặc

Một điều cần chú ý nữa là không nên uống nước trà quá đặc, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp, vết gãy rất lâu lành. Thay vào đó, bạn hãy tập cho mình những thói quen như uống sữa hay nước ép trái cây, điều này rất có lợi cho sức khỏe.

IV. Ngoài chế độ ăn, cần lưu ý gì để xương nhanh lành

Bạn cần nhớ thêm một vài lưu ý quan trọng sau đây, song hành cùng việc gãy xương nên ăn gì và kiêng ăn gì.

  • Nếu có bất kỳ vấn đề gì lạ xảy ra với vết thương đều không được phép tự ý xử lý mà phải báo ngay cho bác sĩ.
  • Kê cao chi bị gãy xương để hạn chế sưng phù do ứ máu tĩnh mạch.
  • Tập duy trì và cử động khớp để tránh tình trạng vì bất động quá lâu mà co cứng khớp.
  • Có thể dùng nạng gỗ để đi lại khi vết thương chưa lành theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Khuyến khích người bệnh vận động sinh hoạt phù hợp hàng ngày cùng với các biện pháp vật lý trị liệu.

Cuối cùng, một trong những biện pháp bổ sung quan trọng mà bạn cần lưu ý đó là việc sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ trong quá trình điều trị. Nổi bật trong số đó là VIÊN UỐNG XƯƠNG KHỚP PROKAN NHẬT BẢN. Sản phẩm chứa nhiều thành phần dược liệu quý như: chiết xuất sụn cá mập, chiết xuất vỏ liễu trắng, chiết xuất sụn mũi cá hồi, chiết xuất lá actiso… góp phần bổ sung Proteoglycan và Salicin giúp hỗ trợ sức khỏe của khớp, tăng cường sự linh hoạt, giảm khó chịu khi cử động.

Hi vọng với bài viết trên đây, bạn đã có được những câu trả lời chi tiết nhất cho việc bị gãy xương nên ăn gì và gãy xương kiêng ăn gì. Từ đó áp dụng vào thực tế hiệu quả, giúp tình trạng gãy xương của bạn được phục hồi một cách nhanh chóng nhất, cho cơ thể khỏe mạnh và tránh hậu quả đáng tiếc về sau.

ĐỌC THÊM: TOP 10 loại viên uống xương khớp của Nhật đáng để sử dụng

Bài viết liên quan