Gãy xương mũi có nguy hiểm không? Cách điều trị để sớm lành

Gãy xương mũi mặc dù không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hô hấp cũng như thẩm mỹ trên khuôn mặt. Chấn thương này rất dễ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các ca gãy xương liên quan đến vùng mặt. Vậy gãy xương mũi là gì và cách điều trị thế nào cho hợp lý ? Cùng khám phá qua bài viết sau đây.

I. Gãy xương mũi là gì?

Xương mũi là xương nằm ở vị trí trung tâm của khuôn mặt, nhô ra phía trước và không có điểm nâng đỡ nên rất dễ xảy ra các va chạm. Xương mũi cấu tạo gồm 2 xương nhỏ nằm ở phần trên của mũi, kết hợp cùng các sụn mũi để tạo thành bộ khung hình dáng cho mũi của bạn.

Gãy xương mũi là tình trạng xương bị nứt, vỡ hoặc gãy bởi yếu tố bên ngoài tác động lên mũi, làm xê dịch hoặc biến dạng đi cấu trúc mũi ban đầu. Gãy xương mũi nếu nghiêm trọng có thể rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận khác trên khuôn mặt.

Gãy xương mũi là chấn thương thường gặp nhất trong các ca gãy xương liên quan đến hàm mặt. Đa số xảy ra với những người trẻ tuổi, tỉ lệ nam giới bị gấp đôi so với nữ giới.

TÌM HIỂU THÊM NẾU BẠN BỊ GÃY XƯƠNG MŨI CÙNG VỚI Xương gò má

II. Dấu hiệu bị gãy xương mũi

Gãy xương mũi dễ dàng nhận biết qua một vài triệu chứng biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài như:

  • Mũi bị lệch hoặc biến dạng khỏi cấu trúc ban đầu
  • Thâm tím, sưng phù ở vùng mũi và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Thường xuyên bị chảy máu mũi hoặc chảy máu cam, dịch nhầy
  • Đau nhức, đau buốt khi ấn vào
  • Cảm giác nghẹt mũi và khó thở
  • Mắt mờ, vùng da dưới mắt bị đổi màu
  • Xuất hiện vết thương hở, vết cắt lớn ở mũi.

III. Nguyên nhân khiến xương mũi bị gãy

Xương mũi khá mềm và không có bộ phận nào nâng đỡ nên rất dễ gãy khi phải chịu bất kì một lực mạnh nào tác động vào. Gãy xương mũi xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến một vài lý do nổi bật sau đây:

  • Tai nạn giao thông
  • Tai nạn trong quá trình lao động, làm việc
  • Bị vật cứng tác động trực tiếp vào phần mũi
  • Té ngã, đập trực tiếp mũi xuống đất
  • Đánh nhau, ẩu đả
  • Chơi thể thao đối kháng, va chạm mạnh

IV. Bị gãy xương mũi có sao không?

Mũi là bộ phận quan trọng trên khuôn mặt, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và chức năng hô hấp của con người. Chấn thương mũi hoặc gãy xương mũi có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Chức năng hô hấp: gãy xương mũi nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường dẫn khí, lâu dài gây nghẹt mũi
  • Thẩm mỹ: khi bị gãy, mũi sẽ xuất hiện các tình trạng như vẹo, lệch hoặc biến dạng, khi liền sẽ khó có thể trở lại ban đầu
  • Tụ máu: máu bị tắc hoặc ứ đọng ở một hoặc hai bên mũi, không điều trị kịp thời sẽ phá hủy sụn mũi
  • Vẹo vách ngăn: Hai lỗ mũi được chia đôi bởi xương phân cách và sụn, cái này gọi là vách ngăn mũi. Khi gãy xương mũi, vách ngăn thường bị vẹo, một bên hẹp lại dẫn đến nghẹt mũi, bạn cần phẫu thuật ngay để giải quyết tình trạng này.

V. Các cách điều trị gãy xương mũi

1. Sơ cứu tại nhà

Với tất cả các ca chấn thương liên quan đến xương khớp thì cách xử trí sơ cứu ban đầu là rất quan trọng. Nếu người thân gặp phải tình trạng gãy xương mũi, hãy bình tĩnh và thực hiện các bước sơ cứu đơn giản sau đây:

  • Ngồi yên tại chỗ, tránh đi lại, tránh vận động vì lúc này có thể bị hoa mắt hoặc choáng váng
  • Ngồi nghiêng người ra phía trước và thở bằng miệng để không bị sặc, tránh tình trạng máu chảy ngược vào trong, chảy xuống cổ họng và nuốt xuống bụng
  • Nếu máu vẫn chảy nhiều thì bóp cánh mũi trong khoảng 5 phút, có thể là 10 phút tùy vào tình trạng
  • Chườm đá lạnh 15-20 phút vào khu vực sưng và bầm tím, ngày 3 đến 4 lần. Lưu ý, không áp dụng phương pháp này với vết thương hở và chảy máu
  • Có thể sử dụng các loại thuốc như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm đau
  • Bó nẹp đơn giản vị trí gãy hoặc băng bó vết thương hở, sau đó tùy theo tình trạng mà đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

2. Phương pháp nắn chỉnh xương mũi

Với những chấn thương ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự theo dõi tại nhà, cơ thể sẽ tự hồi phục sau một thời gian. Còn với các tình trạng diễn biến nghiêm trọng khác như: đau dữ dội, nôn ói, mất ý thức, khó thở, chảy máu nhiều không thể cầm thì phải lập tức đến gặp bác sĩ để được cấp cứu.

Dựa vào quá trình thăm khám và hình ảnh chụp X-quang, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Với gãy xương mũi ở mức độ nhẹ đến trung bình, không di lệch nhiều, bác sĩ sẽ nắn chính xương mũi và cho nghỉ ngơi.

Phương pháp này thường được thực hiện sau chấn thương từ 1-2 tuần. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê, sau đó dụng cụ y tế được đưa vào mũi kết hợp cùng việc nắn chỉnh bên ngoài để đưa hình dạng mũi trở lại ban đầu. Chỗ gãy sẽ được cố định lại bằng cách đưa vật liệu y tế vào trong mũi và băng ép bên ngoài. Sau 1 tuần mũi sẽ ổn định trở lại, lưu ý cần dùng thêm kháng sinh để tránh viêm nhiễm.

3. Phẫu thuật gãy xương mũi

Còn lại đối với các tình trạng chấn thương nghiêm trọng, gãy thành nhiều mảnh, mức độ di lệch nhiều thì cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật. Đặc biệt với những vết gãy hở, bác sĩ cần phải vệ sinh sát trùng sạch sẽ, đặt lại xương gãy, nắn chỉnh vách ngăn, xử lý hết máu tụ sau đó mới khâu lại vết thương. Cùng với đó kết hợp cố định mũi từ 3 đến 5 ngày, tiêm thuốc giảm đau để tránh nhiễm trùng và vết thương mau lành.

VI. Gãy xương mũi bao lâu thì liền?

Xương mũi là xương rất dễ gãy nhưng cũng rất mau liền. Tùy theo tình trạng chấn thương, cơ địa từng người mà thời gian hồi phục là khác nhau. Với những vết thương nhẹ, không quá đau thì bạn có thể tự điều trị tại nhà. Ngoài ra với chấn thương cần thêm nắn chỉnh, bó ép thì thời gian bình phục là từ 5-7 ngày. Gãy xương mũi cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bạn, chỉ cần hạn chế vận động mạnh hoặc va chạm đến vùng mũi để tránh vết thương tái phát.

VII. Gãy xương mũi nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Để quá trình hồi phục gãy xương mũi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học và đẩy đủ chất dinh dưỡng, thúc đẩy việc liền xương diễn ra nhanh hơn. Hãy uống đầy đủ nước mỗi ngày (khoảng 2,5 lít/ngày), kết hợp cùng các loại nước khác như nước cam, chanh,…

Ngoài ra, bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho người gãy xương mũi như: thực phẩm giàu canxi, magie, kẽm, giàu các loại vitamin như Vitamin C, B6, B12,…chủ yếu trong sữa, thịt bò, trứng, các loại rau xanh, các loại cá, trái cây,…

Người bệnh phải hạn chế tối đa sử dụng các đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, chất kích thích,…Chúng làm chậm quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể và khả năng chữa lành vết thương.

THAM KHẢO THÊM: Bị gãy xương thì nên và không nên ăn gì để mau lành

Ngoài ra bạn nên sử dụng thêm

thực phẩm bảo vệ sức khỏe Prokan Nhật Bản với nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, phân phối chính hãng bởi Kenkoshop.vn. Sản phẩm chứa nhiều thành phần dược liệu quý như: chiết xuất sụn cá mập, chiết xuất vỏ liễu trắng, chiết xuất sụn mũi cá hồi, chiết xuất lá actiso… góp phần bổ sung Proteoglycan và Salicin giúp hỗ trợ sức khỏe của khớp, tăng cường sự linh hoạt, giảm khó chịu khi cử động.

TÌM HIỂU THÊM: 10 Loại viên uống của Nhật giúp xương khớp chắc khỏe hơn

Gãy xương mũi mặc dù không quá nguy hiểm nhưng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau này, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như nhan sắc của bạn. Mọi ý kiến thắc mắc cũng như đặt mua sản phẩm viên uống xương khớp Prokan Nhật Bản vui lòng liên hệ hotline 1900 3391 để được tư vấn nhanh chóng và chuẩn xác nhất.

Bài viết liên quan