Xương hông nằm ở đâu? Bị gãy/vỡ có nguy hiểm không?

Gãy xương hông tiềm ẩn nhiều nguy hại cực kỳ nghiêm trọng tới sức khỏe, đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về từng dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và cách chăm sóc. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ cẩm nang kiến thức hữu ích giúp bạn cải thiện tình trạng gãy hoặc rạn xương hông hiệu quả.

I. Xương hông là gì? Nằm ở đâu?

Xương hông (tên khoa học: os coxae) là xương có 2 bên đối xứng giống nhau, nằm ở phần thân giữa của cơ thể.

Về cơ bản, xương hông là một cấu trúc hợp nhất bao gồm 3 xương nhỏ: ilium (xương chậu) – phần lớn nhất có dạng lõm, mặt ngoài gắn vào cơ mông; ischium (xương ngồi) nằm ở phía sau và pubis (xương mu) tạo nên phần trước của xương hông.

Phần hông đảm nhận vai trò rất quan trọng trong việc di chuyển và cử động của đôi chân. Kích thước xương hông của mỗi người là khác nhau, độ rắn chắc cũng không giống nhau.

Đa phần các trường hợp bị chấn thương ở xương hông đều xảy ra ở chỏm xương đùi hay các mấu nối giữa những phần nhỏ của xương.

II. Dấu hiệu nhận biết xương hông bị gãy

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bị tổn thương ở xương hông sẽ giúp bạn biết cách xử lý kịp thời. Cụ thể bao gồm:

  • Không thể đi lại hoặc đứng dậy sau khi bị ngã gây va đập vào hông.
  • Vùng hông hoặc toàn bộ khung chậu có cảm giác đau nhức, kéo dài lâu ngày.
  • Phần hông bị tổn thương gần như mất toàn lực, không có khả năng chống đỡ cơ thể.
  • Sờ bên ngoài vùng hông thấy sưng, có thể xuất hiện bầm tím xung quanh.
  • Khớp xương bị lệch, chân bên hông bị đau ngắn hơn bên còn lại, đi đứng không đều.

III. Nguyên nhân gây gãy xương hông

Các trường hợp xương hông bị gãy đa phần đều là do kết quả của chấn thương. Chi tiết các nguyên nhân đó là:

  • Tai nạn giao thông, va đập khi lao động chân tay hoặc chơi các bộ môn thể thao mạnh (bóng đá, bóng chuyền, đá cầu…)
  • Vô tình bị vấp ngã khi đang đi đứng/ chạy nhảy, dễ gặp nhất ở người cao tuổi.
  • Khi tập thể dục không đúng cách (đứng trên 1 chân, xoay hông, xoay chân…) khiến xương hông rạn gãy.
  • Người có mô xương giòn yếu dễ gặp chấn thương cho dù lực tác động không quá mạnh.

Trên thực tế, có khá nhiều yếu tố gián tiếp làm gia tăng nguy cơ bị gãy ở xương hông mà bạn cần biết rõ là:

  • Sự lão hóa: tuổi tác tăng thêm gây nên tình trạng loãng xương, các mô sụn cũng trở nên suy yếu nên người già dễ bị chấn thương hơn.
  • Giới tính: nữ giới vốn có cấu trúc xương hông nhỏ, mật độ xương không cao bằng nam giới nên nguy cơ bị gãy cao hơn gấp 3 lần.
  • Bệnh lý: người mắc bệnh loãng xương, thiếu hụt canxi, huyết áp thấp, rối loạn nội tiết… cũng dễ gãy xương hơn người bình thường.
  • Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc kháng sinh/ giảm đau nếu lạm dụng trong thời gian quá dài sẽ dẫn tới loãng xương, dễ gãy.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: người có chế độ ăn không cung cấp đủ canxi hữu cơ và vitamin D cho cơ thể sẽ khó tránh khỏi yếu xương.
  • Thói quen xấu: hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng chất kích thích, thức khuya, stress… gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hệ cơ xương.

TÌM HIỂU THÊM: Xương chẩm là gì? Vỡ xương chẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe

IV. Gãy xương hông có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa giải phẫu, gãy xương hông là dạng chấn thương nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới khả năng di chuyển cũng như rút ngắn tuổi thọ của người bệnh.

Các số liệu thống kê cho thấy, 50% những người gặp phải tình trạng xương hông gãy gần như không thể khôi phục lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Những biến chứng có thể xảy ra nếu xương hông bị chấn thương sau thời gian dài là:

  • Viêm phổi, tắc nghẽn đường tuần hoàn do tụ máu ở chân hoặc phổi.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, tê bì khắp vùng chậu.
  • Teo cơ, mất thăng bằng, dễ ngã khi di chuyển.
  • Liệt nửa người hoặc phải nằm liệt giường, mất khả năng di chuyển.
  • Tử vong sớm.

Chính vì những hệ quả nặng nề kể trên, bạn cần tìm gặp bác sĩ sớm nhất có thể để kiểm tra kịp thời, đảm bảo áp dụng phương pháp điều trị đúng cách nhằm bảo vệ sức khỏe của mình.

V. Cách điều trị gãy xương hông an toàn nhất

Phương pháp điều trị gãy xương hông phụ thuộc vào từng loại chấn thương khác nhau. Cụ thể từng cách khắc phục phổ biến hiện nay là:

1. Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ sử dụng một số dụng cụ như nẹp, đinh vít, tấm kim loại… để gắn liền các mấu xương bị rạn/ nứt/ gãy hoặc lặp đặt một số mảng xương thay thế vị trí bị tổn thương nặng.

Các hình thức phẫu thuật có thể thực hiện là cố định trong – nẹp vít, thay thế xương hông bán phần, thay thế xương hông toàn phần hoặc thay ổ khớp xương chậu.

Chất liệu dùng trong phẫu thuật ghép xương là nhân tạo, đòi hỏi phải có kết cấu bền chắc, dễ thích nghi với môi trường trong cơ thể và không gây ra hiện tượng tự đào thải.

ĐỌC THÊM: Xương sên là gì? Nằm vị trí nào, gãy có nguy hiểm không

2. Sử dụng thuốc

Trường hợp xương bị rạn nhẹ hoặc chưa thể thực hiện phẫu thuật, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau hoặc tiêm morphin gần khớp. Điều này giúp ích trong việc đẩy lùi các cơn đau đớn dữ dội, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.

Bạn chỉ nên dùng các loại thuốc được kê theo đơn, không nên tự ý sử dụng các dược phẩm bên ngoài. Trước khi uống thực phẩm chức năng, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể.

3. Điều trị khi không thể phẫu thuật

Người có sức khỏe kém, cao tuổi, đang có bệnh nền… không thể phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định nằm tại chỗ và theo dõi dấu hiệu. Người bệnh thường phải nằm giường trong một thời gian dài, đồng thời tuân thủ các liệu pháp điều trị theo đúng hướng dẫn.

Sau khi trải qua giai đoạn điều trị, người bệnh thường phải tuân thủ liệu trình vật lý trị liệu để khôi phục chức năng vận động của xương. Vì vậy, bạn hãy ghi nhớ toàn bộ những chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

NÊN ĐỌC: Gãy xương sườn bao lâu thì khỏi? Cách điều trị hiệu quả

VI. Cách chăm sóc người bệnh bị gãy xương ở hông

Nhằm giúp cho người gãy xương ở hông sớm hồi phục trở lại, bạn cần nắm rõ các cách chăm sóc đúng đắn. Một số vấn đề cần ghi nhớ bao gồm:

  • Luôn theo dõi các triệu chứng của người gãy xương, phải báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường.
  • Giúp người bệnh vệ sinh, vận động nhẹ nhàng và tập các bài phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật.
  • Người bị gãy xương cần hạn chế tối đa việc mang vác, vận động mạnh hay làm việc quá căng thẳng.
  • Đảm bảo giấc ngủ đủ 7-8h/ đêm và không thức quá khuya sau 23h, nên dành nhiều thời gian thư giãn giúp nâng cao thể trạng sức khỏe.
  • Tuyệt đối tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích, đồ ăn cay nóng dầu mỡ/ nhiều cholesterol…
  • Bổ sung canxi hữu cơ và vitamin D giúp hệ cơ xương sớm bình phục, thúc đẩy tái tạo các mô mới để chữa lành tổn thương.
  • Có thể sử dụng viên uống chức năng hỗ trợ phục hồi sự ổn định của xương và sụn khớp.

Hiện nay, viên uống xương khớp Prokan Nhật Bản đang là một trong những thực phẩm chăm sóc sức khỏe tuyệt vời được nhiều người tin dùng.

Viên uống xương khớp Prokan Nhật Bản với nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, phân phối chính hãng bởi Kenkoshop.vn. Sản phẩm chứa nhiều thành phần dược liệu quý như: chiết xuất sụn cá mập, chiết xuất vỏ liễu trắng, chiết xuất sụn mũi cá hồi, chiết xuất lá actiso… góp phần bổ sung Proteoglycan và Salicin giúp hỗ trợ sức khỏe của khớp, tăng cường sự linh hoạt, giảm khó chịu khi cử động.

TÌM HIỂU THÊM: 10+ Loại viên uống xương khớp của Nhật được tin dùng

Những thông tin về gãy xương hông đã được nêu rõ trong bài viết. Bạn hãy lên kế hoạch phòng ngừa sớm để tránh phải chịu những tổn thương nghiêm trọng, không còn phải lo lắng xương khớp suy yếu. Cùng Kenkoshop.vn chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay!

Bài viết liên quan