Gãy xương gò má là chấn thương răng hàm mặt tương đối thường gặp, đặc biệt là gãy xương cung tiếp. Nếu không được xử lý kịp thời, không chỉ yếu tố thẩm mỹ bị ảnh hưởng mà bệnh nhân sẽ phải hứng chịu những biến chứng nghiêm trọng. Tùy thuộc vào từng loại chấn thương, các bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị khác nhau. Hãy cùng Fujina.vn tìm hiểu rõ nét hơn về tình trạng bệnh lý này!
📢📢📢Kenkoshop gợi ý:
I. Xương gò má là gì? Nằm ở đâu?
Xương gò má là xương chính tạo nên tầng giữa khuôn mặt. Đây là khối xương dày, khỏe, gồm 3 mặt, 4 bờ và 3 góc. Tiếp khớp với 4 xương gồm xương trán, xương thái dương, cánh lớn xương bướm và xương hàm trên. 4 khớp là khớp trán gò má, khớp bướm và khớp thái dương.
Xương gò má đóng vai trò tạo hình gương mặt. Đồng thời, nó còn vừa là chỗ bám của cơ nâng môi trên, cơ cắn vừa góp phần tạo nên sàn và thành ngoài ổ mắt. Do đó, mọi thay đổi về hình thái, vị trí của xương này sẽ đều tác động đến hoạt động chức năng của mắt.
Thêm nữa, xương gò má còn có mối liên hệ mật thiết với các dây thần kinh. Cụ thể như dây thần kinh mặt, dây thần kinh hàm,...
II. Gãy xương gò má là như thế nào?
Gãy xương gò má là một trong những chấn thương vùng hàm mặt nguy hiểm và phức tạp nhất. Tình trạng này thường xảy ra khi có va đập mạnh với các vật cứng ở xương gò má như tai nạn, té ngã.
Không chỉ gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng của vùng hàm mặt và các bộ phận liên quan. Chưa kể đến gãy xương gò má còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm không thể lường trước.
Việc chẩn đoán chấn thương gò má dựa trên kỹ thuật soi đáy mắt, kiểm tra Lancaster nhằm đánh giá hoạt động của nhãn cầu. Ngoài ra, chụp X-quang, Scanner mặt cắt ngang/ đứng cũng không thể thiếu trong chẩn đoán xương gò má có bị gãy hay không.
Hiện nay, gãy xương gò má được phân chia thành 6 loại chủ yếu như sau:
- Bị nhẹ, tình trạng di lệch xương không đáng kể
- Gãy cung Zygoma
- Gãy xương lún xuống dưới, di lệch vào trong nhưng không xoay trục
- Gãy xương di lệch xoay vào bên trong
- Gãy xương bị di lệch xoay ra bên ngoài
- Gãy xương gò má phức tạp với 3 mảnh gãy trở lên.
III. Dấu hiệu nhận biết gãy xương gò má
Ngoài những xước xát bên ngoài, bệnh nhân bị gãy xương gò má thường có những dấu hiệu nhận biết như sau:
- Khuôn mặt có biểu hiện sưng nề, biến dạng 1 bên, vùng gò má bị lõm. Vùng dưới xương gò má và xung quanh mắt sưng và bầm tím.
- Nhìn mọi thứ mờ nhạt, không rõ ràng, nhìn một thành hai
- Khó há miệng, hoặc há miệng cảm thấy đau nhức, khó chịu
- Chảy máu mũi khả năng cao do tổn thương niêm mạc xoang sàng
- Ở ngách lợi vùng răng hàm bị tụ máu
- Đuôi mắt kết mạc tụ máu
- Khi ấn vào vùng mắt, có một vài điểm đau nhói hoặc sờ thấy khuyết bậc thang
Bệnh nhân sau khi bị tai nạn gãy xương gò má, cần phải được điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề. Cụ thể như: lõm mắt, song thị, mất cảm giác vùng thần kinh dưới ổ mắt, viêm xoang hàm, lạc chỗ mi mắt ngoài,... Những dấu hiệu này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
ĐỌC THÊM: Xương chẩm là gì? Vỡ xương chẩm có nguy hiểm không
IV. Nguyên nhân gãy xương gò má
Chấn thương ở xương gò má khá thường gặp, xuất phát từ nguyên nhân lực va đập mạnh với các vật cứng:
- Tai nạn giao thông
- Tai nạn lao động
- Vô ý té ngã trong sinh hoạt
- Do bị đả thương, đánh nhau
Các tại nạn ngoài ý muốn cũng có thể khiến bạn bị tổn thương phần xương sau gáy (gần xương hàm) là xương chẩm.
V. Gãy xương gò má có nguy hiểm không?
Như đã nhắc đến ở trên, gãy xương gò má là tình trạng chấn thương vùng hàm mặt nguy hiểm và phức tạp nhất. Bởi không chỉ làm ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ gương mặt, nó còn tác động rất lớn đến chức năng vùng hàm mặt và các bộ phận liên quan khác.
Nhất là, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng vô cùng nặng nề:
- Lõm mắt
- Song thị (nhìn một thành 2), mù lòa, thị lực kém
- Lạc chỗ mi mắt ngoài
- Viêm xoang hàm tái diễn
- Mất cảm giác vùng dây thần kinh ở ổ mắt
VI. Cách điều trị gãy xương gò má
Tùy vào mức độ chấn thương và tình trạng sức khỏe người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị gãy xương gò má phù hợp nhất. Nếu chỉ ở mức độ nhẹ, ít di lệch thì sẽ không cần phẫu thuật. Còn nếu chấn thương nặng, phức tạp hơn thì cần phải có phẫu thuật xâm lấn nhất định.
1. Điều trị bảo tồn
Trường hợp gãy xương gò má dạng nhẹ, ít di lệch, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nắn chỉnh không phẫu thuật. Cách làm này khá an toàn, giúp hồi phục đường viền và kích thước ổ mắt, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh dưới ổ mắt. Đồng thời, chức năng nhãn cầu và mi mắt cũng dần được cải thiện đáng kể.
Để thực hiện điều này, kỹ thuật viên sẽ phải chuẩn bị kỹ càng các dụng cụ thích hợp để nắn chỉnh phần xương gãy về đúng vị tí của nó. Một số phương pháp và dụng cụ nắn chỉnh phổ biến như:
- Sử dụng một sonde sắt xuyên qua mũi xoang, sau đó đi vào trong để nắn xương gò má bị gãy
- Sử dụng cây bóc tách đi đường trong miệng rồi xuyên qua ngách tiền đình để nắn
- Dùng cây bóc tách luồn qua đường rạch ở vùng thái dương, cách đường chân tóc 5 - 6mm về phía trên để nắn
- Sử dụng móc loại lớn xuyên qua da rồi luồn dưới thân xương kéo nắn
- Phối hợp 2 hoặc nhiều phương pháp với nhau để nắn xương gãy gò má tùy từng loại di lệch. Nhưng cần ghi nhớ rõ, phải kiểm soát được lực nắn để phòng ngừa việc mảnh xương gò má bật ra ngoài.
ĐỌC THÊM: Xương sên là gì? Nằm vị trí nào, gãy có nguy hiểm không
2. Điều trị phẫu thuật (mổ)
Gãy xương gò má có cần phẫu thuật không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Nếu đây là mối quan tâm của bạn thì đây chắc chắn là lời giải thích cặn kẽ nhất. Vì tình trạng xương gò má bị gãy rất phức tạp và nguy hiểm nên nếu qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp cho từng bệnh nhân.
Trong trường hợp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả hoặc bệnh tình nặng, di lệch nhiều thì bắt buộc cần phải phẫu thuật. Các bước thực hiện đúng chuẩn y tế sẽ diễn ra như sau:
- Bác sĩ sẽ rạch da và niêm mạc để lộ thiên vùng bị gãy
- Thực hiện nâng chỉnh các mảnh gãy về đúng vị trí giải phẫu ban đầu
- Cố định xương bằng nẹp vít nhỏ hoặc chỉ thép chuyên dùng trong phẫu thuật
- Nếu khớp cắn sai do sự di lệch xương nhiều thì bác sĩ sẽ đóng khớp cắn trong lúc phẫu thuật.
- Nếu vẫn không được, cần phối hợp với phương pháp nắn chỉnh cố định bằng cung móc
- Sau đó, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh, thuốc chống viêm và giảm đau.
VII. Một số thắc mắc thường gặp khi gãy xương gò má
Xoay quanh việc xương gò má bị gãy, có rất nhiều vấn đề khiến nhiều người băn khoăn, trăn trở. Sau đây, thực phẩm chức năng Nhật Bản Fujina.vn xin phép giải thích tường tận một số vấn đề thường gặp như:
1. Gãy xương gò má kiêng ăn gì?
- Tránh xa đồ ngọt như nước ngọt, bánh kẹo, hoa quả đóng hộp,...
- Không nên lạm dụng đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn cho nhiều gia vị
- Không uống bia, rượu, nước chè đặc, cà phê
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào
2. Gãy xương gò má bao lâu thì lành, hồi phục?
Không có một mốc thời gian cụ thể nào về việc gãy xương gò má bao lâu thì lành. Bởi lẽ thời gian hồi phục tùy thuộc vào mức độ xương bị gãy và sức khỏe của từng người bệnh.
Nếu bác sĩ tiên lượng bệnh nhân có dấu hiệu hồi phục tốt thì thường sau khoảng ngày thứ 4 - 8 sau chấn thương sẽ hết phù nề. Xương liền vững sau khoảng 3 tuần. Lưu ý là ca phẫu thuật phải được thực hiện nhanh chóng, không để quá lâu và điều trị đúng cách thì mới mang lại hiệu quả này.
Còn nếu tình trạng chấn thương nặng, phức tạp hơn thì sẽ cần khoảng ít nhất 6 tuần mới hết hẳn các triệu chứng kể trên. Để hồi phục vết thương nhanh chóng, cần chú ý dưỡng sức, cẩn thận hết mức trong mọi hoạt động thường ngày.
3. Chi phí mổ gãy xương gò má là bao nhiêu tiền?
Chi phí mổ gãy xương gò má tùy thuộc vào mức độ khó của cuộc mổ, thời gian nằm viện và gói dịch vụ đăng ký. Bác sĩ sẽ đánh giá kỹ càng mức độ di lệch, triệu chứng liên quan hốc mắt như song thị, sai khớp cắn, di lệch nhãn cầu,... Cùng với đó là thời gian chấn thương cũng được chú ý để lựa chọn chỉ định điều trị.
Thông thường, chi phí phẫu thuật cho gãy xương gò má khoảng trên 10 triệu đồng. Bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để có sự thăm khám cẩn thận, tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.
NÊN ĐỌC: Gãy xương sườn bao lâu thì khỏi? Cách điều trị hiệu quả
4. Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương gò má
- Tuần đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân cần phải được bổ sung các loại thức ăn mềm hoặc xay nhuyễn. Sau đó, người nhà cần xây dựng chế độ ăn hàng ngày cho người bệnh đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: canxi, vitamin B6, B12, vitamin D, kẽm, magie,...
- Theo dõi sát sao tình hình bệnh nhân sau khi nắn chỉnh hoặc phẫu thuật. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để có cách xử lý kịp thời.
- Tuân thủ mọi yêu cầu do bác sĩ chỉ định. Tái khám đúng lịch hẹn để theo dõi quá trình phục hồi xương cũng như phát hiện kịp thời dấu hiệu bất thường nếu có.
- Không nên làm việc nặng, vận động mạnh hoặc làm việc quá sức trong thời gian điều trị
- Tăng cường bổ sung hàm lượng canxi lớn để phục hồi xương bị gãy. Nếu chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết, người bệnh nên tham khảo thuốc bổ sung canxi phù hợp.
VIII. Viên uống Prokan - Sự lựa chọn tốt cho người muốn hồi phục chấn thương gò má
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Prokan Nhật Bản với nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, phân phối chính hãng bởi Kenkoshop.vn. Sản phẩm chứa nhiều thành phần dược liệu quý như: chiết xuất sụn cá mập, chiết xuất vỏ liễu trắng, chiết xuất sụn mũi cá hồi, chiết xuất lá actiso… góp phần bổ sung Proteoglycan và Salicin giúp hỗ trợ sức khỏe của khớp, tăng cường sự linh hoạt, giảm khó chịu khi cử động.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về tình trạng chấn thương vùng hàm mặt phức tạp - xương gò má bị gãy vỡ. Từ biểu hiện, nguyên nhân cho đến cách điều trị, chăm sóc sao cho khoa học, phù hợp. Cùng nhau chia sẻ “nỗi đau” gãy xương gò má và cập nhật kiến thức sức khỏe hữu ích từng ngày tại Kenkoshop.vn ngay!
TÌM HIỂU THÊM: 10 Loại viên uống xương khớp của Nhật được khách hàng tin dùng