Gãy xương chày có nguy hiểm không? Bao lâu thì đi lại được?

Gãy xương chày là một trong những chấn thương cơ thể thường gặp nhất. Khi có một lực lớn trực tiếp tác động lên, xương chày có thể nứt hoặc thậm chí gãy. Tùy vào mức độ chấn thương cũng như tình hình sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Có thể không phẫu thuật hoặc phẫu thuật nhưng muốn hồi phục nhanh cần có sự chăm sóc chu đáo, kịp thời.

1. Gãy xương chày là gì? Các kiểu gãy xương chày

Gãy xương chày là chấn thương gây vỡ hoặc gãy xương ở cẳng chân. Nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, công việc thường ngày của người bệnh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khôn lường. Để phân loại và chẩn đoán mức độ chấn thương, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và đề nghị một số xét nghiệm cần thiết.

1.1. Gãy đầu trên xương chày

Gãy đầu trên xương chày có nghĩa là chấn thương ở phần trên của xương ống chân. Đây thường là hậu quả của các vụ tai nạn giao thông hoặc sự cố té ngã từ trên cao xuống.

Phần mô mềm như da, cơ, dây chằng, dây thần kinh, mạch máu,… cũng phải “hứng chịu” tác động xấu mà gãy xương gây ra. Vì thế, thường bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá mọi biểu hiện tổn thương mô mềm. Sau đó, mới hội chẩn và đưa vào kế hoạch xử lý phần xương bị gãy.

1.2. Gãy đầu dưới xương chày

Gãy đầu dưới xương chày hay còn gọi là gãy Pilon, gãy xương chày đầu gối. Đây là chấn thương rất nghiêm trọng với hình ảnh giải phẫu cho thấy đường gãy đi vào diện khớp cổ chân. Tình trạng này thường xảy ra sau khi sơ ý rơi từ độ cao xuống hoặc tai nạn.

Gãy xương chày ⅓ dưới thường có biểu hiện sưng tấy, đau đớn rõ rệt. Phần cổ chân sưng to, bị biến dạng cấu trúc. Một số trường hợp bị gãy xương chày kín, còn phần lớn gãy Pilon thường gãy xương hở kèm theo các mảnh xương vỡ trồi qua da.

Nếu người bệnh may mắn xương gãy không di lệch nhiều thì chỉ cần bó bột, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng một thời gian là lành hẳn. Còn nếu tình trạng nặng, phức tạp hơn thì cần can thiệp phẫu thuật ngay để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

2. Dấu hiệu khi bị gãy xương chày

Hầu hết người bị gãy xương chày sau tai nạn giao thông hoặc sự cố thường có những triệu chứng điển hình như sau:

  • Phần dưới cẳng chân có cảm giác đau đớn dữ dội
  • Chân tê hoặc ngứa ran
  • Chân bị gãy không có khả năng chịu lực, gây khó khăn trong đi lại, di chuyển
  • Vùng cẳng chân, đầu gối, mắt cá chân hay ống chân bị biến dạng
  • Xung quanh vùng chấn thương có biểu hiện sưng tấy, bầm tím hoặc xanh tím
  • Trong trường hợp gãy xương hở, xương gãy có khả năng trồi ra khỏi chỗ rách da.
  • Các vận động uốn cong hoặc xung quanh đầu gối bị hạn chế
  • Khi xương chày bị gãy, khả năng cao xương mác cũng sẽ bị ảnh hưởng

Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác hiếm gặp hơn nên không được đề cập. Nếu bạn có phát hiện dấu hiệu bất thường nào trên đây, đừng chậm trễ, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

ĐỌC THÊM: Xương chẩm là gì? Vỡ xương chẩm có nguy hiểm không

3. Nguyên nhân gãy xương chày

Xương chày đóng vai trò chủ lực chịu phần đa sức nặng của đùi dồn xuống cẳng chân. Hơn thế, loại xương này còn điều hòa hoạt động của khớp gối, hỗ trợ con người đi lại dễ dàng, linh hoạt. Gãy xương chày có thể gặp ở mọi độ tuổi, ở cả nam và nữ. Chấn thương này khá phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

  • Vận động quá mức, hoạt động với công suất cao khiến cho xương chày dễ bị gãy. Nhất là với đoạn xương từng bị tổn thương trước đó, nguy cơ vỡ hoặc gãy còn cao hơn nhiều.
  • Do sự cố té ngã từ trên cao xuống hoặc tác động mạnh với bề mặt cứng. Trường hợp này thường xảy ra nhiều ở người già, vận động viên hay người có vấn đề về đi lại.
  • Nguyên nhân chủ yếu gây gãy xương chày thường là do tai nạn giao thông. Va chạm mạnh giữa xe máy, ô tô dẫn đến việc chấn thương nghiêm trọng.
  • Các vận động viên trượt băng, trượt tuyết, thể dục dụng cụ gặp sự cố nghề nghiệp khi chuyển động xoắn vặn mạnh.
  • Một số người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2, tim mạch hoặc các bệnh lý về xương khớp cũng có thể ảnh hưởng đến xương chày.

4. Gãy xương chày có nguy hiểm không?

Hậu quả gãy xương chày đầu tiên đó là vấn đề hoạt động của cơ thể bị hạn chế, khiến người bệnh đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt thường ngày.

Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn khi mà gãy xương hở đâm ra ngoài cơ thể, dễ bị nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời. Nguy cơ tàn phế cũng khá cao khi điều trị không đúng phương pháp, chậm phát hiện bệnh lý.

Trên thực tế, gãy xương chày có nguy hiểm không tùy thuộc vào nguyên nhân gây gãy và mức độ chấn thương của người bệnh. Nếu may mắn gãy nhẹ, ít di lệch thì không có quá nhiều biến chứng xảy ra. Nhưng nếu gãy nặng, không kiểm tra và có phương hướng điều trị đúng đắn ngay thì sẽ dẫn đến:

  • Rách cơ, tổn thương mạch máu và thần kinh lân cận
  • Sưng nề quá mức gây hội chứng chèn ép khoang
  • Nhiễm trùng, nguy hiểm hơn là mắc chứng viêm xương mạn tính kéo dài
  • Cứng khớp, teo cơ
  • Can lệch, nghĩa là xương không ngay ngắn
  • Xương không cal, lâu lành
  • Thuyên tắc mạch máu

5. Gãy xương chày bao lâu thì đi lại được, lành hẳn?

Không có thời gian cụ thể cho việc gãy xương chày bao lâu thì khỏi, xương liền. Bởi lẽ điều này còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan. Có thể kể đến như: mức độ chấn thương, tình hình sức khỏe người bệnh, phương pháp điều trị và cách chăm sóc, vật lý trị liệu.

Nhìn chung, xương chày bị gãy có thể hồi phục và lành hẳn trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng. Nếu gãy xương chày hở hoặc gãy xương chày trên sẽ mất nhiều thời gian hồi phục hơn.

6. Các biện pháp điều trị gãy xương chày

Sau khi kiểm tra bệnh án của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm X-quang hoặc chụp CT để nắm chắc tình trạng sức khỏe, mức độ chấn thương người bệnh. Sau đó, sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất, vừa nhanh chóng hồi phục vết thương, vừa ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

6.1. Điều trị phẫu thuật gãy xương chày

Trong một số trường hợp, phẫu thuật gãy xương chày là rất cần thiết. Bác sĩ thường chỉ định khi xương chày gãy hở, xương chày gãy thành nhiều mảnh, di lệch nhiều hoặc điều trị bảo tồn thất bại.

Các thủ thuật thường được bác sĩ sử dụng để điều trị xương chày bị gãy nặng:

  • Đinh nội tủy
  • Nẹp vít
  • Phẫu thuật nối xương bằng cố định ngoài

Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật còn phải đi kèm với vật lý trị liệu, các bài tập luyện hồi phục và thuốc kháng sinh, giảm đau. Mặc dù nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật không nhiều nhưng tốt hơn hết, bạn nên thảo luận rủi ro trước khi giải phẫu với bác sĩ điều trị.

6.2. Điều trị không phẫu thuật

Nếu bác sĩ xem xét các yếu tố như mức độ tổn thương, nguyên nhân, bệnh sử y tế, sức khỏe tổng thể của người bệnh không cần đến phẫu thuật thì sẽ hướng đến phương pháp bảo tồn. Ví dụ như bó bột, vật lý trị liệu kết hợp các thuốc giảm đau, chống viêm.

Để xương chày bị gãy nhanh chóng hồi phục sau bó bột và phẫu thuật, bạn cần ghi nhớ rõ những lưu ý sau đây:

  • Vận động sớm sẽ giúp ngăn ngừa cứng khớp, teo cơ – biến chứng thường gặp khi gãy xương
  • Tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng phục hồi chức năng của cơ và các khớp
  • Tập đi đứng bằng 2 nạng hoặc khung tập để rèn luyện tính chịu một phần sức nặng chân gãy.

ĐỌC THÊM: Xương sên là gì? Nằm vị trí nào, gãy có nguy hiểm không

7. Các câu hỏi thường gặp khi gãy xương chày

Xoay quanh gãy xương chày, có rất nhiều mối bận tâm, trăn trở cần phải giải đáp ngay. Tuy nhiên, những thông tin dưới đây chỉ mang tính tham khảo, người bệnh cần phải có sự tham vấn kỹ càng từ bác sĩ điều trị.

7.1. Gãy xương chày bó bột bao lâu?

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bó bột khi gãy xương chày đơn thuần, ít di lệch hoặc người bệnh không đủ sức khỏe để phẫu thuật. Vậy gãy xương chày bao lâu tháo bột? Cần bó bột trong khoảng bao nhiêu lâu?

Thời gian bó bột trung bình khi xương chày bị gãy khoảng từ 4 – 6 tuần. Sau khi tháo bột, người bệnh sẽ chuyển sang nẹp chức năng bằng chất dẻo cho đến khi xương cal vững.

7.2. Gãy xương chày có đá bóng được không?

Nhiều người bệnh, đặc biệt là nam giới thường thắc mắc: gãy xương chày có đá bóng được không? Bao nhiêu lâu có thể trở lại sân cỏ?

Bạn có thể đá bóng trở lại sau khi xương cal vững, các chức năng vận động được phục hồi hẳn. Tuy nhiên, bạn cần phải quan sát cẩn thận, không nên quá lăn xả để tránh xảy ra va chạm mạnh.

7.3. Chế độ dinh dưỡng và vật lý trị liệu

Chăm sóc bệnh nhân sau khi bó bột hoặc phẫu thuật cần chú ý rất nhiều vấn đề. Nhưng quan trọng nhất trong số đó là chế độ dinh dưỡng và vật lý trị liệu để thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương nhanh chóng.

  • Theo dõi bệnh nhân kỹ càng để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, báo ngay với bác sĩ để có cách xử lý sớm nhất.
  • Thực hiện đúng lịch tái khám mà bác sĩ đã hẹn để theo dõi quá trình phục hồi của đoạn xương gãy
  • Khuyến khích và hỗ trợ người bệnh tập luyện các bài tập vật lý trị liệu. Vận động nhẹ nhàng đầu gối, bàn chân, mắt cá chân và ngón chân để ngăn ngừa cứng khớp, teo cơ.
  • Thiết lập thực đơn ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng cho người bệnh. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, sắt, kẽm, magie, vitamin B6 và B12,… Điều này rất có lợi cho tiến trình xương phục hồi, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Thế nhưng, người bị gãy xương chày cần một hàm lượng lớn canxi để xương mau lành. Trong khi đó, việc bổ sung qua thực phẩm ăn uống hàng ngày chưa chắc đã đáp ứng được. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sử dụng các sản phẩm chức năng tốt cho xương khớp chất lượng.

Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Prokan Nhật Bản với nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, nhập khẩu chính hãng bởi FUJINA. Sản phẩm chứa nhiều thành phần dược liệu quý như: chiết xuất sụn cá mập, chiết xuất vỏ liễu trắng, chiết xuất sụn mũi cá hồi, chiết xuất lá actiso… góp phần bổ sung Proteoglycan và Salicin giúp hỗ trợ sức khỏe của khớp, tăng cường sự linh hoạt, giảm khó chịu khi cử động.

Nếu bạn đọc còn có bất kỳ thắc mắc nào về gãy xương chày hoặc có nhu cầu biết thêm thông tin về viên uống Prokan. Hãy vui lòng liên hệ đến số hotline: 19003391 để được tư vấn kỹ càng hơn.

TÌM HIỂU THÊM: 10 Loại viên uống xương khớp của Nhật bán chạy 2023

Bài viết liên quan