Gãy xương cẳng chân: Triệu chứng chẩn đoán & Cách điều trị

Gãy xương cẳng chân thường là hậu quả nghiêm trọng từ các vụ tai nạn giao thông, sự cố té ngã mạnh. Tình trạng chấn thương này làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tinh thần, đặc biệt là khả năng đi lại, di chuyển của người bệnh. Thậm chí, nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách, di chứng mà nó để lại vô cùng nặng nề. Trong khuôn khổ bài viết, hãy cùng Kenkoshop.vn tìm hiểu sâu hơn về loại chấn thương xương này!

I. Gãy xương cẳng chân là gì ?

Gãy xương cẳng chân là tình trạng chấn thương nguy hiểm, gãy 1 hoặc 2 xương cẳng chân. Bao gồm các loại gãy từ mâm chày cho đến mắt cá chân.

1. Gãy 1 xương cẳng chân

Vùng cẳng chân có 2 xương: xương chày to và xương mác nhỏ. Gãy xương cẳng chân thường gãy cả 2 xương, nhưng cũng có trường hợp chỉ gãy một xương. Và thường rơi vào đoạn xương chày có điểm yếu rất dễ gãy.

2. Gãy 2 xương cẳng chân

Đây là loại gãy thân xương dài thường gặp do tai nạn giao thông. Gãy 2 xương cẳng chân được giới hạn dưới nếp gấp gối 5cm, trên nếp gấp cổ chân 5cm.

Chấn thương này khá phức tạp, chẩn đoán dễ nhưng việc điều trị lại gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, sau quá trình phẫu thuật, vẫn sẽ để lại nhiều biến chứng khó lường trước được.

TIN LIÊN QUAN: Gãy xương bàn chân có lâu lành không? Chữa trị ra sao

II. Triệu chứng gãy xương cẳng chân

Với xương cẳng chân bị gãy, người ta chia ra thành nhiều loại triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Triệu chứng toàn thân

  • Bệnh nhân có thể bị sốc chấn thương do đau đớn và mất nhiều máu
  • Tắc mạch máu não do loét điểm tỳ, mỡ
  • Viêm phổi, viêm đường tiết niệu do nằm yên lâu ngày, không cử động

2. Triệu chứng tại chỗ

  • Có cảm giác đau nhói, khó chịu tại chỗ gãy
  • Chân bị gãy không cử động được
  • Cẳng chân có dấu hiệu sưng nề, càng để lâu càng sưng nhiều kèm theo các nốt phồng thanh huyết
  • Can lệch, cẳng chân cong vẹo, mở góc ra ngoài hoặc ra sau
  • Thấy phần xương gãy trồi ngay dưới da
  • Nghe tiếng lạo xạo của xương
  • Xuất hiện một số triệu chứng của tổn thương mạch máu, thần kinh, biến chứng chèn ép khoang, rối loạn dinh dưỡng sớm

3. Biến chứng gãy xương cẳng chân sớm

  • Nhiễm khuẩn, hoại tử thư sinh hơi
  • Rối loạn dinh dưỡng kiểu Sudex với biểu hiện cẳng chân sưng nề, nổi nhiều nốt phỏng nước ở da

4. Di chứng

  • Chậm liền: Sau 4 – 5 tháng, xương vẫn chưa liền
  • Khớp giả: Ngoài 6 tháng, xương không liền cần phẫu thuật mổ ghép xương và cố định lại xương
  • Can lệch làm bệnh nhân không đi lại được hoặc đi lại khó khăn
  • Viêm xương điều trị phức tạp và rất tốn kém tiền bạc

III. Nguyên nhân gãy xương cẳng chân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gãy 1 hoặc cả 2 xương cẳng chân. Nhưng phổ biến nhất vẫn là do tai nạn giao thông. Phân tích 2 cơ chế khiến xương bị gãy thường gặp nhất:

  • Cơ chế trực tiếp: Do bánh xe đâm trực tiếp vào chân hoặc đồ vật nặng đè lên chân. Lúc này, xương chày và cả xương mác thường sẽ gãy ngang mức.
  • Cơ chế gián tiếp: chủ yếu là do ngã xe, xương có thể bị gãy ngang hoặc chéo vát, xoắn vặn. Trường hợp này thì dễ dẫn đến xương mác gãy thứ phát sau xương chày. Do đó, mức độ gãy xương mác cũng cao hơn so với ở xương chày.

IV. Kỹ thuật sơ cứu gãy xương cẳng chân

Nhằm xử lý sơ cứu kịp thời nếu gặp nạn nhân bị gãy xương cẳng chân, các bác sĩ thường sẽ thực hiện các thao tác như sau:

  • Nếu không có các phản chỉ định, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giảm đau dạng tiêm Promedol 0.02 hoặc Morphin 0.01 tiêm bắp thịt. Ngoài ra, cũng có thể dùng dạng uống như: Efferalgan Codein 0.50, Mofen,…
  • Tiêm phong bế gốc chi giảm đau bằng dung dịch Novocain 0.25% x 60ml.
  • Cố định gãy xương cẳng chân tạm thời từ ⅓ trên đùi đến gót chân bằng nẹp eke gỗ hoặc 2 nẹp tre ở mặt trong và mặt ngoài. Nếu không có, bạn cũng có thể dùng nẹp gãy xương cẳng chân tùy ứng như cố định chi gãy vào súng trường hoặc buộc vào cẳng chân còn lại.

V. Phác đồ điều trị gãy xương cẳng chân

Tùy mức độ chấn thương và tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị xương cẳng chân bị gãy bằng cách không phẫu thuật hoặc phẫu thuật.

1. Điều trị không phẫu thuật

Đây là phương pháp phù hợp với trường hợp bệnh nhân gãy không di lệch, di lệch ít hoặc những người không đáp ứng điều kiện sức khỏe để phẫu thuật. Lúc này, bác sĩ có thể dùng thanh nẹp để cố định phần chân bị gãy. Sau đó, bó bột trong vài tuần rồi thay thế bằng nẹp chức năng và dây buộc cho đến khi lành chấn thương.

Một số người bệnh sẽ được bó bột ngay, bọc từ ⅓ trên đùi cho đến bàn chân theo dõi chèn ép bột trong khoảng 48 giờ đầu. Sau 5 – 7 ngày chân hết sưng thì quấn bột tròn kín từ 8 – 10 tuần.

Bên cạnh bó bột, nẹp chân, điều trị bảo tồn còn sử dụng thuốc giảm đau, bổ sung canxi và kết hợp vật lý trị liệu.

2. Điều trị phẫu thuật gãy xương cẳng chân

Với người bị gãy xương chày, mác hở, nhiều mảnh xương, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật mở ổ gãy (hay còn gọi là mổ mở).

  • Gãy xương cẳng chân đóng đinh nội tủy bằng titan có chốt hoặc không chốt. Thanh titan sẽ đi qua chỗ gãy để cố định xương, sau đó vít vào xương ở cả 2 đầu. Đây là phương pháp phổ biến, được dùng trong hầu hết các ca phẫu thuật chấn thương.
  • Ở bên ngoài, bệnh nhân cũng được đặt nẹp vít AO cố định. Tuy kỹ thuật này giữ khung xương ổn định, chắc chắn nhưng dễ gây tổn thương màng xương

Ngoài ra, một số bệnh nhân sẽ được khuyên phẫu thuật không mở ổ gãy. Ưu điểm của cách này là ít gây tổn thương các yếu tố nuôi dưỡng xương, dễ liền xương, nguy cơ nhiễm khuẩn thấp.

Bên cạnh đó, đối với gãy hở, sẽ có những cấp độ điều trị như sau:

  • Gãy hở độ 1: sẽ được điều trị như gãy kín
  • Gãy hở độ II, III: mổ cấp cứu xử lý tổn thương phần mềm, cố định xương bằng khung cố định ngoài
  • Gãy hở IIIc: Xử lý vết thương phần mềm nhanh chóng, kịp thời để tránh tổn thương mạch máu, thần kinh kèm theo.

Tùy vào tính chất gãy xương, phương pháp phẫu thuật khác nhau mà có chương trình tập luyện riêng biệt. Sau mổ, bác sĩ sẽ dặn tái khám đều đặn và bệnh nhân cần tuân thủ mọi yêu cầu của bác sĩ về việc có được bỏ nạng hay không.

ĐỌC THÊM: Gãy xương bánh chè có nguy hiểm không? Cách điều trị

VI. Một số câu hỏi thường gặp khi gãy xương cẳng chân

Có rất nhiều câu hỏi được nhiều người đặt ra khi gãy xương cẳng chân. Những lời giải đáp ngay sau đây hi vọng sẽ giải quyết được một vài thắc mắc thường gặp:

1. Gãy 2 xương cẳng chân bao lâu thì lành, khỏi hẳn?

Quá trình liền xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ gãy xương, vị trí xương gãy, phương pháp điều trị, cách chăm sóc, tuổi tác và sức khỏe bệnh nhân,… Do đó, thời gian xương cẳng chân lành, hay khỏi hẳn ở mỗi người sẽ khác nhau.

Thông thường, bạn sẽ phải mất tối thiểu 4 – 6 tháng để chữa lành gãy xương cẳng chân. Thậm chí, một số trường hợp mất nhiều thời gian hơn, khi mà gãy xương hở, nhiều mảnh và có tiền sử hút thuốc. Một số khác do thói quen sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến cho vết thương biến chứng trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc và duy trì tập vật lý trị liệu, sẽ khôi phục sức mạnh của cơ, giúp cơ xương khớp vận động linh hoạt hơn. Từ đó, thời gian hồi phục gãy xương cẳng chân cũng diễn ra nhanh hơn.

2. Chăm sóc bệnh nhân gãy xương cẳng chân, nên ăn gì?

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật là phải đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể. Thực đơn ăn uống hàng ngày khi gãy xương đảm bảo các nhóm chất gồm đạm, chất béo, bột đường,…

Đặc biệt, đối với bệnh nhân gãy xương cẳng chân, hay gặp các vấn đề về xương khớp, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, magie, kẽm, phốt pho, axit folic, vitamin B6 và B12. Đây đều là những chất có lợi cho xương khớp, giúp cho xương mau liền, vết thương phục hồi nhanh hơn.

  • Thực phẩm giàu canxi: sữa, cá hồi, cá mòi, vừng, rau cải bắp, nước hầm xương
  • Thực phẩm giàu magie: chuối, cá thu, tôm, cá trích, các loại rau xanh, sữa, ngũ cốc nguyên hạt
  • Thực phẩm giàu kẽm: các loại hải sản, cá biển, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, hạt đậu đỗ
  • Phốt pho có nhiều trong trứng, cá, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt
  • Axit folic và vitamin nhóm B: chuối, khoai tây, cá hồi, thịt gà, trứng, sữa, thịt bò, giăm bông, tôm cua

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, khi bị gãy xương cẳng chân, người bệnh nên tránh sử dụng một số chất có hại cơ thể như:

  • Tránh xa rượu, bia, cà phê, thuốc lá cũng như các loại chất kích thích khác
  • Mỡ động vật
  • Đồ uống có ga, sôcôla, nước ngọt, nước chè đặc

Đặc biệt, do người bị gãy xương cần được cung cấp hàm lượng canxi lớn. Trong khi đó, các loại thực phẩm bổ sung trong chế độ ăn không thể nào đáp ứng đủ. Do vậy, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm chức năng giàu canxi, tốt cho xương khớp.

Để hỗ trợ tăng cường sức khỏe của xương khớp, bạn có thể sử dụng thêm

thực phẩm bảo vệ sức khỏe Prokan Nhật Bản với nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, phân phối chính hãng bởi Kenkoshop.vn. Sản phẩm chứa nhiều thành phần dược liệu quý như: chiết xuất sụn cá mập, chiết xuất vỏ liễu trắng, chiết xuất sụn mũi cá hồi, chiết xuất lá actiso… góp phần bổ sung Proteoglycan và Salicin giúp hỗ trợ sức khỏe của khớp, tăng cường sự linh hoạt, giảm khó chịu khi cử động.

Bài viết trên đây là những chia sẻ chi tiết về tình trạng gãy xương cẳng chân – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Hi vọng, quý bạn đọc đã bỏ túi cho mình được một phần kiến thức để đẩy lùi cơn đau, nhanh chóng phục hồi gãy xương cẳng chân.

TIN LIÊN QUAN: TOP 10 loại viên uống xương khớp của Nhật được đánh giá cao

Bài viết liên quan