Gãy xương bánh chè tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến việc co duỗi khớp gối hay đi bộ. Tuy nhiên, tình trạng này khiến cho cơ bắp hoạt động kém hiệu quả, hấp thụ áp lực giữa phần trên cơ thể và dưới chân. Thêm nữa, xương bánh chè còn là “tấm chắn” cho khớp gối nên việc gãy/ vỡ bộ phận này sẽ khiến khớp gối càng dễ bị chấn thương nghiêm trọng hơn. Theo nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bị vỡ xương bánh chè ở nam giới gấp đôi so với nữ giới. Cùng Kenkoshop.vn tìm hiểu rõ hơn về gãy xương bánh chè trong bài viết này nhé.
I. Xương bánh chè là gì? Nằm ở đâu?
Xương bánh chè là đoạn xương nhỏ, nằm ở vị trí đầu gối, trước khớp gối và trước đầu gối xương đùi. Đoạn xương này có hình tam giác, bọc bên ngoài là tổ chức xương đặc và bên trong là tổ chức xương xốp.
Xương bánh chè cấu tạo gồm 2 mặt, 2 bờ, 1 đỉnh và 1 đáy. Cụ thể như sau:
- Mặt xương: Mặt trước hơi lồi, có nhiều khía rãnh ở gân cơ tứ đầu đùi bám vào. Phần mặt sau có ⅘ là diện khớp tiếp khớp với diện bánh chè.
- Bờ xương: Có 2 bờ, gồm có bờ trong và bờ ngoài
- Nền: có chức năng là gân cơ tứ đầu đùi bám vào
- Đỉnh: ở phía dưới, có dây chằng bánh chè bám.
Gãy xương bánh chè chiếm đến 2 – 4% tổng số các trường hợp gãy xương. Đây là bộ phận dễ bị tổn thương nhất do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã,… Nhưng nếu điều trị kịp thời, đúng phương pháp, phần xương gãy sẽ nhanh liền, phục hồi chức năng đi lại rất tốt.
II. Dấu hiệu nhận biết bị gãy xương bánh chè
Nhiều người thường nhầm lẫn dấu hiệu gãy xương bánh chè với việc bong gân, đau khớp gối. Điều này khiến việc phát hiện bệnh muộn màng, hiệu quả điều trị cũng vì thế mà giảm sút. Dưới đây là một số triệu chứng chủ quan và khách quan mà bất cứ ai cũng cần lưu ý:
- Sau sự cố ngã đập gối xuống đất, bạn cảm thấy đau nhói ở mặt trước khớp gối, không tự duỗi gối được.
- Khớp gối có biểu hiện sưng nề, mất đi các lõm tự nhiên
- Nếu đến muộn, có thể xuất hiện vết bầm tím dưới da
- Khi ấn vào nơi xương gãy, sẽ thấy điểm đau chói cố định. Phát hiện khe giãn cách giữa 2 đoạn gãy.
- Kết quả chụp X quang sẽ giúp thấy rõ vị trí gãy, hình thái đường gãy và mức độ di lệch. Thêm đó, phát hiện thương tổn ở mâm chày, dây chằng bên, đầu dưới xương đùi,…
III. Nguyên nhân gãy xương bánh chè đầu gối
Xương bánh chè là đoạn xương nhỏ, có chức năng bảo vệ mặt trước khớp gối nên nó rất dễ bị tổn thương. Thông thường, gãy xương bánh chè do ngã đập đầu gối xuống đất hoặc va đập với các vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp. Hoặc người bệnh đã bị đánh, ném trực tiếp vào xương bánh chè bằng vật thể cứng.
Ngoài ra, cơ thể chấn thương gián tiếp ít gặp hơn gây ra vỡ xương bánh chè có thể do người tập thể thao gấp cẳng chân một cách đột ngột. Hay người bị vũ khí sát thương như bom, đạn, mìn làm tổn thương.
IV. Gãy xương bánh chè có nguy hiểm không?
Theo tiến triển bình thường, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, tình trạng gãy xương này sẽ phục hồi tốt sau khoảng 3 – 4 tháng. Tuy nhiên, nếu hỏi gãy xương bánh chè có nguy hiểm không thì câu trả lời là “Có”.
Trong trường hợp người bệnh để lâu không chữa trị hoặc chăm sóc không đúng cách, vỡ xương bánh chè sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng:
- Viêm mủ khớp gối
- Cơ tứ đầu đùi bị teo, các dây chằng bao khớp bị xơ hóa, vôi hóa. Tình trạng này khiến việc gấp duỗi gối hạn chế, khó phục hồi chức năng chi.
- Liền lệch xương bánh chè, gây ra thoái hóa khớp gối, gây đau kéo dài
- Khớp giả xương bánh chè
- Gãy lại ổ can xương bánh chè
- Khi phẫu thuật kết xương, bệnh nhân còn có thể gặp biến chứng trồi đinh, trượt đinh, đứt dây thép.
V. Cách điều trị gãy xương bánh chè
Cũng như nhiều chấn thương xương khác, có khá nhiều cách điều trị khác nhau. Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ xương gãy mà bác sĩ sẽ chỉ định bảo tồn hay phẫu thuật.
1. Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật)
Phương pháp không phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp xương gãy có di lệch giãn cách dưới 3mm chênh diện khớp mặt sau dưới 1mm hoặc gãy rạn xương bánh chè.
Ưu điểm của cách điều trị bảo tồn là không cần xâm lấn, gây mê, giảm thời gian nằm viện. Tuy nhiên, hạn chế của nó lại là tỷ lệ di lệch thứ phát có hợp, thời gian bất động lâu hơn và dễ gây ra chứng dính khớp thứ phát.
Sau khi xác định phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các bước như sau:
- Chọc hút hết máu tụ trong ổ khớp bằng cách chọc kim số 16 hoặc 18 ở mặt trong hoặc ngoài khớp gối
- Bó bột đùi bàn chân trong tư thế duỗi gối hoàn toàn trong khoảng thời gian 6 – 9 tuần. Sau khi tháo bột, bệnh nhân cần sử dụng thuốc hỗ trợ kèm vật lý trị liệu. Thuốc sử dụng thường là chống sưng nề Alpha Chymotrypsin 5mg và giảm đau như Efferalgan Codein, Alaxan, Promedol, Aspegic,…
2. Điều trị phẫu thuật (mổ)
Đối với người bị gãy xương bánh chè nặng, mức độ di lệch nhiều, bác sĩ có thể sẽ thực hiện mổ cấp cứu hoặc mổ phiên. Mổ cấp cứu trong trường hợp gãy xương hở. Còn mổ phiên khi mà bị khớp giả xương bánh chè hoặc mức di lệch xương vượt mức cho phép điều trị bảo tồn.
Một số phương pháp kết xương thường gặp như:
- Kết xương bằng vít xốp kinh điển, không còn được sử dụng
- Khâu cố định xương bằng chỉ thép hoặc chỉ Nilon
- Buộc vòng thép quanh chu vi xương Berger hoặc xuyên xương buộc vòng số 8 bằng dây thép của Nguyễn Đức Mậu
- Phương pháp kết xương bằng cách xuyên 2 đinh Kirschner song song và buộc vòng néo ép số 8 dựa trên nguyên lý Pauwels. Đây là kỹ thuật khá đơn giản, cố định ổ gãy xương chắc nên việc hồi phục sau mổ diễn ra nhanh hơn.
VI. Các câu hỏi thường gặp khi gãy xương bánh chè
Bệnh nhân bị gãy vỡ xương bánh chè thường đặt ra rất nhiều câu hỏi xoay quanh hậu điều trị bệnh. Đặc biệt là cách chăm sóc sau phẫu thuật, bao lâu thì liền xương, chức năng vận động được phục hồi.
1. Gãy xương bánh chè bao lâu thì lành, hồi phục?
Việc phục hồi sau gãy xương bánh chè mất bao nhiêu thời gian còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn như: mức độ chấn thương, tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị, cách chăm sóc,…
Tuy nhiên, đa phần các trường hợp xương bánh chè bị gãy sẽ mất khoảng từ 3 – 6 tháng để xương liền, phục hồi vận động. Một số bệnh nhân bị nặng hơn, chăm sóc kém thì cần thời gian hồi phục dài hơn.
Nếu có ai đó hỏi rằng sau phẫu thuật gãy xương bao lâu thì có thể quay trở lại được với công việc. Đối với công việc chủ yếu là ngồi thì sau 1 tuần bạn có thể làm lại. Còn nếu công việc của bạn liên quan đến việc di chuyển nhiều, ngồi xổm, leo cầu thang thì phải sau ít nhất 12 tuần.
2. Gãy xương bánh chè có đi lại được không?
Với bệnh nhân bó bột, sau khi bột khô, người bệnh cần đứng dậy và tập đi với nạng. Đồng thời, sau khi tháo bột hoặc tháo nẹp, cần tập duỗi khớp, đạp xe đạp hoặc tập bơi.
Còn với bệnh nhân phẫu thuật, 14 ngày đầu sau phẫu thuật cần duỗi gối tối đa và gấp khớp gối tới 90 độ. Người bệnh đi lại bằng nạng cho đến khi kiểm soát được cơ đùi.
Sau 2 – 6 tuần, người bệnh cần vận động khớp gối, thực hiện các bài tập với chun, tạ, dụng cụ chuyên dụng. Tuy nhiên, cần tránh vận động quá sức để không làm vết thương nặng hơn.
3. Bị gãy xương bánh chè nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi vết thương cho người bệnh. Người nhà cần nắm rõ nguyên tắc dinh dưỡng, cũng như bỏ túi những thực phẩm ăn và không nên ăn khi gãy xương.
Vậy bị gãy xương bánh chè nên ăn gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai giàu canxi và vitamin D
- Thực phẩm giàu kẽm, có trong trứng, cà rốt, hải sản, hạt đỗ đậu, tôm, cua, hạt hướng dương
- Bông cải xanh chứa nhiều canxi, chất xơ và chất chống oxy hóa
- Thực phẩm chứa lượng magie dồi dào như: cá chép, cá thu, rau cải xanh, rau ngót, khoai lang, chuối,…
- Rau có màu xanh đậm như: cải xoăn, rau bina, bắp cải, cải mầm
- Thực phẩm chứa nhiều Omega-3 như dầu cá, tôm, cua, cá hồi, hạt óc chó, hạt chia,…
Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh xa thức ăn có chứa lượng dầu mỡ cao, không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích khác. Ngoài ra, hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, các loại đồ hộp, cà phê, chè đặc hay nước ngọt có gas.
4. Cách chăm sóc để xương bánh chè sớm hồi phục
Ngoài cách điều trị đúng đắn, chế độ ăn uống hợp lý thì cách chăm sóc hậu điều trị chấn thương xương bánh chè cũng rất cần thiết. Nó tác động trực tiếp đến thời gian phục hồi nhanh hay chậm, khỏi hoàn toàn hay có biến chứng. Nếu được chăm sóc chu đáo, tuân thủ nguyên tắc kiêng khem thì vỡ xương chè không còn vấn đề đáng lo ngại nữa.
- Thực hiện xoa bóp chân thường xuyên nhằm ngăn cản kết dính xung quanh khu vực sẹo mổ, xương bánh chè hay khớp.
- Chườm lạnh khớp gối trong khoảng 20 phút, tần suất cách nhau 2h
- Vận động nhẹ nhàng, tuyệt đối không lao động nặng, thực hiện các động tác mạnh sau vỡ xương bánh chè
- Duy trì phương pháp vật lý trị liệu bác sĩ chỉ định như nhiệt trị liệu, điện xung, điện phân thuốc qua khớp gối. Điều này sẽ giúp cho người bệnh giảm đau, tránh co cứng gối.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không nên thức khuya, lối sinh hoạt khoa học
- Không đứng quá lâu hay đi lại nhiều sau khi vỡ xương chè
- Làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng lịch hẹn và sử dụng thuốc đúng liều
- Bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể qua chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, cần phải tăng cường bổ sung thêm sản phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp.
Viên uống Prokan nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, phân phối chính hãng bởi Kenkoshop.vn. Sản phẩm chứa nhiều thành phần dược liệu quý như: chiết xuất sụn cá mập, chiết xuất vỏ liễu trắng, chiết xuất sụn mũi cá hồi, chiết xuất lá actiso… góp phần bổ sung Proteoglycan và Salicin giúp hỗ trợ sức khỏe của khớp, tăng cường sự linh hoạt, giảm khó chịu khi cử động.
Hi vọng, với những kiến thức trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về gãy xương bánh chè – nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị phù hợp. Cùng nhau trau dồi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe mỗi ngày tại Kenkoshop.vn nhé!
ĐỌC THÊM: Những loại viên uống xương khớp của Nhật Bản được ưa chuộng nhất hiện nay