Có nên ăn trước khi ngủ không? Kiêng và Ăn thực phẩm gì?

Giới trẻ hiện nay thường có thói quen ăn trước khi ngủ, ăn đêm cùng bạn bè. Xuất phát từ nhiều lý do khiến họ có những thói quen này nhưng thường do đi chơi khuya, làm việc khuya hoặc thức đêm xem bóng đá. Tuy nhiên, đây lại là điều cực hại cho sức khỏe, là “thủ phạm” âm thầm phá hoại cơ thể bạn. Cùng Kenkoshop.vn tìm hiểu về việc ăn đêm có hại gì và những lưu ý quan trọng bảo vệ sức khỏe tối ưu!

1. Ăn trước khi ngủ có hại gì cho sức khỏe của bạn?

Thói quen ăn sau 20 giờ có những tác động xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai chịu đựng được cơn đói vào buổi đêm nên đành phải kiếm gì đó để lấp đầy cái bụng đói. Điều này gây quá tải cho hệ thống tiêu hóa vì ban đêm chính là lúc cơ thể cần nghỉ ngơi.

1.1. Ăn trước khi ngủ dễ gây béo phì, thừa cân

Vào cuối ngày, hoạt động trao đổi chất của cơ thể có xu hướng chậm lại. Vì vậy, nếu bạn ăn quá muộn thì thực phẩm sẽ khó tiêu hóa hơn, dẫn đến năng lượng sẽ chuyển hóa thành chất béo. Lúc này, cơ thể sẽ béo lên, tăng cân không kiểm soát, nhất là phần bụng dưới. Về lâu về dài, bạn sẽ mắc nguy cơ béo phì, thừa cân rất cao.

Thêm nữa, ăn khi ngủ xong cũng chính là “thủ phạm” làm sụt giảm lượng insulin sinh ra. Lượng đường trong máu không đủ sẽ làm tăng đường huyết, dẫn đến bệnh tiểu đường. Và sau đó là những chuỗi biến chứng nguy hiểm như: mù lòa, suy thận, đau tim, đột quỵ,…

LƯU Ý: Top 12 thực phẩm gây mất ngủ bạn nên tránh xa để ngủ ngon

1.2. Ăn trước lúc ngủ có thể bị ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản

Thói quen ăn muộn làm tăng “gánh nặng” cho dạ dày. Theo bác sĩ Jamie Koufman, sau khi ăn tối nếu nằm ngủ ngay thì acid tràn ra khỏi dạ dày. Tiếp đó, rò rỉ vào thực quản gây ra ợ nóng và đau tức ngực lâu ngày không khỏi. Bởi lẽ dạ dày sẽ phải mất đến vài giờ mới có thể tiêu hóa được hết lượng thức ăn cơ thể nạp vào.

Ngoài ra, ăn trước lúc ngủ còn khiến dạ dày phải làm việc cật lực, không được nghỉ ngơi. Niêm mạc dạ dày không được tái tạo càng ngày càng trở nên suy yếu và dễ viêm loét. Thậm chí, nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến ung thư dạ dày, chứng ngưng thở khi ngủ, đột quỵ.

1.3. Tác hại của ăn trước giờ ngủ có thể bị mất ngủ

Nhiều người nghĩ rằng việc ăn trước khi ngủ có hại gì cho sức khỏe đâu. Thế nhưng, bằng chứng sự thật lại trái ngược hoàn toàn. Ăn xong ngủ luôn khiến dạ dày hoạt động liên tục hết công suất để tiêu hóa thức ăn. Như vậy, khi ngủ, cơ thể cũng không thể nghỉ ngơi hoàn toàn mà rơi vào trạng thái khó ngủ, ngủ chập chờn. Các hoạt động sinh lý cũng từ đây mà phá vỡ giấc ngủ ngon của bạn.

Nếu bạn thường xuyên ăn trước khi ngủ sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học thường ngày. Điều này sẽ khiến cơ thể khó chịu, ngủ không ngon giấc, suy giảm trí nhớ, mắc bệnh về tim mạch, tâm lý.

1.4. Ăn xong rồi ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu khi thức dậy

Ăn trước khi ngủ lâu ngày sẽ xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe. Ví dụ như: ngủ ngáy, khó thở, hội chứng nóng ruột, bồn chồn,… Buổi tối không ngủ đủ giấc, ngủ chập chờn thì sáng thức dậy, cơ thể rệu rã, mệt mỏi, không có sức sống.

BẠN NÊN BIẾT: Ăn gì dễ ngủ? Top 12 thực phẩm trị bệnh mất ngủ hiệu quả

2. Những lợi ích mang lại của việc ăn trước khi ngủ

Ăn trước lúc ngủ có hại gì đến sức khỏe? Có nên ăn trước khi ngủ hay không? Đây đều là những chủ đề gây ra rất nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia dinh dưỡng. Bởi lẽ ngoài một số tác hại như trên, ăn khuya vẫn được chứng minh là có ích trong một số trường hợp:

2.1. Kiềm chế ăn đêm, hỗ trợ cho việc giảm cân

Một bữa ăn nhẹ trước khi ngủ là giải pháp giảm cân tuyệt vời mà rất nhiều người áp dụng và đã thành công. Nếu bạn cần nạp nhiều calo trong đêm khuya thì việc ăn nhẹ sau bữa tối sẽ kiểm soát được ham muốn này. Theo thời gian, điều này sẽ thật sự hữu ích cho sức khỏe cũng như vóc dáng của bạn.

Theo kết quả nghiên cứu về một nhóm người thích ăn khuya cho thấy họ bắt đầu ăn một bát ngũ cốc và sữa 90 phút sau bữa tối. Sau 4 tuần, họ đã giảm được trung bình 0.84kg.

2.2. Ổn định đường huyết buổi sáng thức dậy

Buổi sáng là thời điểm gan bắt đầu sản xuất thêm đường trong máu để cung cấp năng lượng bắt đầu ngày mới năng động. Tuy nhiên, quá trình này không diễn ra ở người bị tiểu đường. Một số người không thể sản xuất đủ insulin để loại bỏ glucose dư thừa trong máu nên ngay cả khi không ăn gì vào đêm hôm trước thì lượng đường trong máu vẫn cao. Một số khác thường bị hạ đường huyết về đêm, giấc ngủ bị rối loạn.

Theo vài nghiên cứu, ăn nhẹ trước khi ngủ sẽ giảm thiểu được tình trạng này. Bữa ăn khuya sẽ cung cấp thêm năng lượng để cơ thể ổn định suốt đêm. Dĩ nhiên, điều này không hoàn toàn đúng cho tất cả mọi người. Cho nên, tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định ăn trước khi ngủ.

2.3. Ăn trước khi ngủ giúp ngủ ngon hơn

Ngủ đủ giấc sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu, khỏe khoắn hơn để chào đón ngày mới. Việc ăn quá nhiều và tăng cân có thể sẽ làm bạn ngủ chập chờn, không ngon giấc. Nhưng nếu là một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ sẽ giúp một số người ngủ ngon hơn. Đặc biệt, không phải thức dậy giữa đêm vì cơn đói cồn cào.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Top 10 cách trị mất ngủ tại nhà hiệu quả bạn nên tham khảo

3. Một số thực phẩm nên và không nên ăn trước khi đi ngủ

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, việc có nên ăn trước khi ngủ hay không phụ thuộc vào cá nhân từng người. Nhưng việc dùng bữa ăn khuya nhẹ cũng rất tốt cho sức khỏe. Dĩ nhiên, bạn cần phải lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tránh các món ăn quá nhiều calo.

3.1. Những thực phẩm tốt nên ăn trước khi ngủ

Thực đơn bữa ăn khuya được gợi ý là nên kết hợp thực phẩm giàu carb, protein hoặc một ít chất béo lành mạnh. Một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn này sẽ khiến bạn buồn ngủ hơn. Lý do là vì carb cải thiện vận chuyển amino acid tryptophan thành chất dẫn truyền thần kinh. Sự thay đổi này giúp bạn có nguồn năng lượng ổn định để chìm vào giấc ngủ.

Bạn có thể tham khảo một số loại carbs phức tạp như trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt,… Các loại thực phẩm giàu tryptophan như sữa, thịt gia cầm, thịt đỏ, cá,… Kết hợp với protein hoặc một lượng nhỏ chất béo cũng giúp no suốt đêm, giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Ăn sữa chua, bánh quy ngũ cốc nguyên hạt, một lát gà tây hoặc bơ đậu phộng kèm quả táo sẽ vừa hấp dẫn lại vừa tốt cho sức khỏe đấy!

3.2. Những thực phẩm bạn nên tránh xa trước khi ngủ

Nếu không muốn tăng cân thì bạn hãy tránh xa các món tráng miệng, đồ ăn vặt, thức ăn nhanh hoặc caffeine. Bởi lẽ đây chính là tác nhân khiến cân nặng của bạn mãi không kìm hãm được, cũng như là các thực phẩm gây mất ngủ khiến bạn không ngủ được. Hơn nữa, các thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh và đường bổ sung sẽ kích thích vị giác, tạo cảm giác thèm ăn. Điều này sẽ “dụ dỗ” bạn vượt quá nhu cầu calo mỗi ngày.

Nếu bạn có sở thích ăn ngọt thì có thể thay thế bằng một số loại quả berry hoặc chocolate đen. Nếu thích ăn nhẹ mặn thì các loại hạt bổ dưỡng là lựa chọn tốt dành cho bạn.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe SLEEPY Nhật Bản giúp hỗ trợ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ. Sản phẩm với chiết xuất từ lá Rafuma, Gamma-Aminobutyric acid, Glycine,…an toàn và hiệu quả, tốt cho những người mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về những lợi – hại của thói quen ăn trước khi ngủ và cách khắc phục. Hãy tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như đặc thù công việc của bản thân để quyết định việc có nên ăn khuya hay không. Tuy nhiên, hãy cân nhắc thật kỹ và đảm bảo rằng bản thân đang có lối sống và chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Đây là chìa khóa duy nhất giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn, thoải mái.

TÌM HIỂU THÊM: Top 6 viên uống ngủ ngon của Nhật bạn nên tham khảo

Bài viết liên quan