Cách thử tiểu đường tại nhà được rất nhiều người sử dụng với mục đích theo dõi sát sao tình trạng đường huyết, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống sao cho hợp lý, kiểm soát tình trạng bệnh và hạn chế tối đa biến chứng xảy ra. Vậy bạn đã biết các cách thử tiểu đường tại nhà hay chưa ? Nếu chưa thì hãy cùng Kenkoshop.vn tham khảo kĩ hơn qua bài viết sau đây.
📢📢📢Kenkoshop gợi ý:
I. Những ai nên thử kiểm tra tiểu đường tại nhà
Ở mỗi thời điểm, chỉ số đường huyết sẽ khác nhau, người bệnh cần nắm rõ kiến thức để có thể xác định dấu hiệu bệnh một cách chính xác nhất:
- Chỉ số đường huyết thấp (hạ đường huyết) < 70
- Chỉ số đường huyết cao (tăng đường huyết) > 250 mg/dL
- Chỉ số đường huyết khi đói < 140 mg/dL
- Chỉ số đường huyết sau ăn < 180
Bạn có thể đi kiểm tra sức khỏe tổng thể định kì để theo dõi thể trạng của bản thân cũng như xem có mắc phải bệnh tiểu đường hay không. Tuy nhiên có một vài trường hợp nguy cơ mắc bệnh cao cần thử tiểu đường tại nhà như:
- Đã từng có tiền sử về bệnh tiểu đường
- Mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, xét nghiệm máu thấy nồng độ chất béo trung tính cao
- Phụ nữ có bầu và nhận thấy dấu hiệu tiểu đường
- Thừa cân, béo phì, thường xuyên ăn đồ nhiều đường
- Lười vận động, áp lực tâm lý, hút thuốc nhiều trong thời gian dài
- Thường xuyên mệt mỏi, khát nước, mắt mờ
- Đi tiểu tiện nhiều lần trong ngày, luôn cảm giác đói và thèm ăn
- Sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân
- Sức đề kháng yếu, miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh lý về da
- Thời gian vết thương lành chậm, phục hồi nhiễm trùng chậm cũng nên kiểm tra.
Với những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 thì dấu hiệu nhận biết dễ dàng hơn, rất nhanh chóng và rõ ràng. Còn lại với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 sẽ nguy hiểm hơn bởi các triệu chứng thầm lặng và khó nhận biết.
II. Tại sao nên thử tiểu đường tại nhà?
Thử đường huyết thường xuyên tại nhà giúp bạn hạn chế tối đa các trường hợp nguy cấp do đái tháo đường gây ra như hạ đường huyết, tăng đường huyết,...mà còn giảm các biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, thị giác suy giảm, hoại tử bàn chân, rối loạn cương dương, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh Alzeimer’s,...
Ngoài ra với các cách thử tiểu đường tại nhà, bạn có thể chủ động trong việc kiểm soát tình trạng bệnh của bản thân với các lợi ích như:
- Nắm bắt bệnh đang ở mức độ nào để điều trị tốt nhất
- Thay đổi chế độ ăn uống, thể dục thể thao cho khoa học, hợp lý
- Điều tiết công việc, giảm căng thẳng từ cuộc sống ảnh hưởng đến tình trạng bệnh
- Sử dụng thuốc nào để điều trị phù hợp nhất
- Kiểm soát sát sao thể trạng và lượng đường trong máu từng thời điểm khác nhau.III.Cách thử tiểu đường tại nhà
Tất cả các đối tượng có dấu hiệu nghi ngờ hoặc đang mắc bệnh tiểu đường đều có thể áp dụng những phương pháp này. Đặc biệt phụ nữ mang thai cũng có thể áp dụng cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà giống như những bệnh nhân tiểu đường thông thường.
III. Các cách thử tiểu đường tại nhà phổ biến nhất
Có 2 cách thử tiểu đường tại nhà bao gồm:
1. Cách thử tiểu đường tại nhà bằng máy đo đường huyết
Sử dụng máy đo đường huyết là cách thức đơn giản nhất để thử tiểu đường tại nhà, rất hữu dụng cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ vì đỡ phải di chuyển thăm khám nhiều mà vẫn nắm bắt được tình trạng cơ thể. Tuy nhiên, để sử dụng được thì trước hết bạn phải có sẵn máy ngay tại nhà và biết cách lấy máu chuẩn nhất. Có thể tiến hành đo vào bất kì thời điểm nào trong ngày, theo từng bước cụ thể sau đây:
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, có thể bằng cồn rồi lau khô
- Lắp kim lấy máu vào ống bút
- Đọc kĩ hướng dẫn rồi cho que thử vào máy đo
- Dùng kim chích đầu ngón tay, bóp nhẹ để lấy máu
- Nhỏ máu vào que thử để kiểm tra
Lưu ý, nên nhỏ máu ngay đầu que thử để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu chỉ số đường huyết từ 200mg/dL trở lên thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn là khá cao. Khi đó hãy đến bệnh viên kiếm tra để được thông tin xác nhận chuẩn nhất.
2. Cách thử tiểu đường tại nhà bằng xét nghiệm HbA1C
Mặc dù không thông dụng bằng máy đo đường huyết nhưng hiện nay phương pháp xét nghiệm HbA1C cũng đã có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Bạn có thể tìm mua tại các trang web uy tín trên mạng hoặc cơ sở bán vật tư y tế.
Cũng giống như phương pháp đo đường huyết bằng máy, các bước được thực hiện theo đúng trình tự, chỉ khác là sau khi lấy máu, bạn phải trộn máu với dung dịch sẵn có rồi mới cho vào que thử. Tùy vào máy bạn đang sử dụng là loại gì mà kiểu hiển thị sẽ khác nhau, có thể sẽ hiển thị giống máy đo đường huyết hoặc hiển thị thanh màu sắc để bạn so sánh.
Nếu kết quả từ 6.5% thì bạn đang thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, còn trong khoảng 5.7 – 6.4% sẽ là tiền tiểu đường. Hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để có được kết quả chuẩn nhất. Ngoài ra cũng có thể có một vài sai số trong khi đo tùy vào thời điểm khác nhau trong ngày.
III. Tần suất kiểm tra đường huyết tại nhà cho bệnh nhân tiểu đường
Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà tần suất cách thử tiểu đường tại nhà là khác nhau, thời gian thử cũng phải phù hợp. Nếu đang sử dụng insulin hoặc tiêm insulin thì sẽ kiểm tra ít nhất 3 lần 1 ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Với mỗi đối tượng tần suất kiểm tra đường huyết cụ thể sẽ là:
- Tiểu đường tuýp 1: Ít nhất 3 lần/ngày
- Tiểu đường tuýp 2: trước khi ăn sáng, trưa, chiều; sau ăn sáng, trưa, chiều từ 1-2h; trước khi đi ngủ
- Cảm giác có các dấu hiệu của bệnh đường huyết
IV. Lưu ý cách thử bệnh tiểu đường tại nhà
Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng các cách thử tiểu đường tại nhà thì bạn nên tham khảo một vài lưu ý sau đây:
- Luôn luôn lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng các biện pháp thử tiểu đường tại nhà để đảm bảo an toàn và chính xác nhất
- Ghi chép lại thời gian và kết quả một cách chi tiết để dễ dàng so sánh, bác sĩ cũng tiện hơn trong quá trình thăm khám
- Đừng kiểm tra đường quyết quá nhiều lần trong 1 ngày, hãy phân bổ thời gian cụ thể hợp lý
- Mua máy thử ở những địa chỉ uy tín, chất lượng, máy đo và que thử phải cùng mã vạch
- Luân phiên lấy máu ở các đầu ngón tay chứ không chỉ tập trung vào 1 ngón. Nếu cảm thấy đau nhức thì tuyệt đối không lấy máu
- Tuyệt đối không tái sử dụng que thử và kim lấy máu dẫn đến kết quả sai lệch và hơn hết là nhiễm trùng
- Bảo quản que thử đúng cách, sử dụng ngay khi lấy ra, tránh tiếp xúc lâu với không khí
- Làm bẩn que, que hết hạn, cho máu không đủ,...cũng là những nguyên nhân làm cho kết quả thử tiểu đường tại nhà không chuẩn.
Ngoài việc sử dụng các cách thử tiểu đường tại nhà để theo dõi sức khỏe thì để hạn chế tối đa biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, bạn có thể dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như viên uống tiểu đường ISUNA Nhật Bản. Sản phẩm với những thành phần dược liệu thiên nhiên lành tính, công nghệ sản xuất tiêu chuẩn giúp hỗ trợ chuyển hóa đường, cải thiện chỉ số đường huyết. Trong đó có sử dụng chiết xuất từ các thành phần như cây chóp mao lưới, lá neem Ấn Độ, cây thùa, củ cúc vu…nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ.
Hãy trang bị ngay cho mình các cách thử tiểu đường tại nhà để theo dõi sức khỏe và hạn chế tối đa những nguy hiểm không đáng có xảy ra với mình và người thân trong gia đình. Ngoài ra, thay đổi lối sống một cách khoa học, ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cũng là liệu pháp tuyệt vời giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường ngay từ bây giờ.
XEM NGAY: 6 loại viên uống tiểu đường của Nhật Bản bạn nên tham khảo