Cách tăng sức đề kháng cho bé là cụm từ được nhắc đến rất nhiều mỗi khi sức khỏe bé suy giảm. Vào thời điểm giao mùa, bé con thường hay ốm yếu, nhiễm trùng, dị ứng,… triền miên. Điều này không chỉ khiến bé chậm lớn, mệt mỏi mà còn khiến bố mẹ lo lắng, áp lực. Đây cũng chính là thời điểm gian nan nhất trong chặng hành trình chăm sóc con. Đừng lo lắng, bố mẹ vẫn có thể bảo vệ bé an toàn, khỏe mạnh bằng những cách tăng sức đề kháng sau đây!
I. Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể. Đó có thể là virus, vi khuẩn, khói bụi hay thay đổi thời tiết, thực phẩm ăn uống hàng ngày… Suy giảm hệ miễn dịch chính là tác nhân chính gây suy giảm sức đề kháng.
Khi ở trong bụng mẹ, trẻ nhỏ đã có sức đề kháng nhất định bảo vệ bản thân chống lại tác nhân xấu. Nhưng do sức đề kháng yếu, chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ sinh ra tiếp xúc môi trường mới rất dễ bị bệnh. Vậy nên, rất nhiều trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý về đường hô hấp và tiêu hóa.
6 tháng đầu sau sinh, sức đề kháng của bé sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kháng thể từ mẹ truyền sang qua nhau thai và sữa mẹ. Sau 6 tháng tuổi, bé tiếp xúc với thức ăn đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh trong khi miễn dịch còn non yếu. Thậm chí, vào giai đoạn này, nguồn kháng thể từ mẹ sang con cũng cạn kiệt dần. Do đó, bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến cách tăng sức đề kháng cho bé trước khi hệ miễn dịch hoàn thiện.
Khi bé có sức đề kháng tốt thì bé sẽ khỏe mạnh, phát triển tốt và giảm thiểu tối đa tình trạng ốm vặt. Bé sẽ ăn ngon hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và lớn nhanh từng ngày.
II. Tại sao cần phải tăng cường sức đề kháng cho bé?
Có vô số lý do chính đáng cho việc bố mẹ cần phải tăng cường sức đề kháng cho con. Bởi lẽ ai trong chúng ta cũng đều mong con khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ cả.
Nếu bé có sức đề kháng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bé lớn nhanh hơn, thông minh hơn. Ngược lại, nếu bé yếu thì dễ gây ra ốm vặt, suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên. Bé sẽ thường hay mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi hay rối loạn đường tiêu hóa.
Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh lâu ngày để điều trị bệnh của bé sẽ dẫn đến táo bón, tiêu chảy. Từ đó, bé hấp thu dinh dưỡng kém, tình trạng dinh dưỡng của bé cũng bị hao hụt. Trẻ suy dinh dưỡng kèm theo hệ miễn dịch yếu sẽ dễ biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng hay dễ mắc bệnh. Tất cả những điều này đều tạo ra một vòng xoắn bệnh lý khó gỡ.
Chính vì vậy, bố mẹ nên áp dụng các cách tăng sức đề kháng cho bé để có hệ miễn dịch tốt, hạn chế tối đa mắc bệnh. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất cho bé yêu phát triển khỏe mạnh, thông minh.
III. 10 Cách tăng sức đề kháng cho bé hiệu quả nhất
Nếu bố mẹ đang loay hoay không biết làm thế nào để tăng cường sức đề kháng cho bé, hãy thử áp dụng những cách làm sau. Đây đều là những kinh nghiệm quý giá từ chuyên gia và cộng đồng mẹ bỉm sữa. Hàng triệu chị em đã áp dụng và thành công, đừng bỏ qua nhé!
1. Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, rau xanh
Cách tăng sức đề kháng cho bé đầu tiên và đóng vai trò quan trọng nhất chính là bổ sung dinh dưỡng tối ưu. Thiết lập chế độ ăn đầy đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm sẽ cung cấp đủ dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé. Từ đó, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ bé trước mối nguy cơ bệnh tật.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bé cần đảm bảo cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng. Gồm có: chất béo, chất đạm, đường bột và vitamin – khoáng chất. Mẹ cần tăng cường rau xanh, trái cây trong bữa ăn, hạn chế thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc quá ngọt. Khi trẻ bị bệnh, mẹ chú trọng cung cấp dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ, không nên kiêng khem quá nhiều khiến cơ thể bé càng yếu hơn, khó chống lại các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên tìm hiểu và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, kẽm và Selen. Đây đều là những chất dinh dưỡng quan trọng tạo hàng rào miễn dịch vững chắc cho bé trước sự tấn công của vi rút, vi khuẩn. Đồng thời, hỗ trợ bé tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé phục hồi nhanh chóng tế bào bị tổn thương.
ĐỌC THÊM: Top 8 Thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất mùa dịch
2. Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ
Cơ thể sạch sẽ, môi trường sống trong lành cũng là cách tăng sức đề kháng cho bé hữu hiệu. Khi loại trừ được mầm bệnh, cơ thể bé sẽ tự nhiên có kháng thể phòng chống các bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn, vi rút gây ra. Một số việc bố mẹ cần làm như sau:
- Tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh răng miệng cho con thường xuyên hàng ngày. Thói quen này sẽ loại bỏ các tác nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh.
- Nhà ở cần sạch sẽ, thông thoáng, có cửa sổ để đón nắng, điều hòa không khí. Không gian trong nhà cũng không bị ẩm ướt, triệt tiêu môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá trong nhà, ngăn chặn nguy cơ trẻ bị nhiễm khói thuốc lá gây hại đến cơ thể bé.
3. Cho trẻ ngủ nghỉ đủ giấc, đúng giờ
Bé ngủ ngon, đủ giấc cũng tạo điều kiện nâng cao khả năng miễn dịch, phát triển cơ thể và não bộ của trẻ. Nếu bé thiếu ngủ sẽ dễ mắc bệnh hơn do giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên. Bé sẽ cảm thấy khó chịu, không tỉnh táo, giảm khả năng tập trung.
Cho nên, bố mẹ nên tập cho bé thói quen đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ. Hãy cho bé ăn hoặc bú nhiều hơn vào buổi chiều để bé không bị đánh thức vào buổi tối do đói. Không nên cho bé hoạt động quá nhiều vì dễ bị giật mình thức giấc, ngủ không yên giấc.
4. Tăng cường vận động thể chất cho trẻ em
Tạo thói quen tốt cho bé có lối sống lành mạnh, khoa học là cách tăng sức đề kháng cho bé bền vững. Ngoài việc ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ, việc thường xuyên cho trẻ vận động, tập thể dục, thể thao là hết sức cần thiết.
Bố mẹ có thể tham khảo các môn thể thao hiệu quả như đạp xe, đá bóng, bơi lội. Vừa tăng kháng thể tự nhiên, thúc đẩy hấp thu vitamin D, vừa giúp bé ăn ngon miệng, bé hòa đồng, sáng tạo hơn.
5. Giữ ấm cho trẻ vào thời điểm giao mùa
Khi thời tiết thay đổi, bé thường dễ bị cảm lạnh, ho, sổ mũi, nặng là viêm phế quản, viêm phổi. Vì thế, phụ huynh cần giữ ấm cho bé, đặc biệt là ở bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Các mẹ cần lưu ý trang phục vừa thoải mái, vừa đảm bảo thân nhiệt.
6. Tiêm phòng đầy đủ mũi cho trẻ
Vắc xin sẽ cung cấp kháng thể hoặc thúc đẩy quá trình tạo kháng thể của cơ thể. Do đó, cơ thể sẽ có được hệ miễn dịch tốt chống chọi lại các tác nhân gây bệnh. Hãy đưa con tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Đây là cách tăng sức đề kháng cho bé khoa học và hữu hiệu nhất.
7. Cho trẻ uống đủ nước, bổ sung thêm các loại vitamin, viên uống tăng sức đề kháng của Nhật
Ngoài ăn uống, vận động, bố mẹ cũng nên chủ động bổ sung các loại vitamin tăng sức đề kháng cho bé theo từng giai đoạn. Hãy kiên trì cho bé sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thu, có chứa Lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu. Chẳng hạn như: kẽm, crom, selen và vitamin nhóm B đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất ở trẻ, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất. Đặc biệt hiện nay các viên uống tăng sức đề kháng của Nhật đang rất được ưa chuộng.
Hơn nữa, với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, không uống thêm nước. Trẻ từ 6 tháng đến, lượng nước cần bổ sung liên quan đến lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức mà bé được cung cấp. Tuy nhiên, nguyên tắc chung về lượng nước thường từ 11/2 ly đến 1 ly trong ngày. Trẻ từ 1 tuổi trở lên thì lượng nước uống trong ngày được tính theo độ tuổi.
IV. Tăng sức đề kháng cho trẻ an toàn với thực phẩm bảo vệ sức khỏe Immuno Care Nhật Bản
Uống 1 gói cốm tăng đề kháng Immuno Care Nhật Bản mỗi ngày là một trong những cách tăng sức đề kháng của Nhật cho bé rất hữu hiệu. Đặc biệt là với những bé thường xuyên quấy khóc, cảm sốt, chán ăn, còi xương, thấp bé, suy dinh dưỡng.
Sản phẩm với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như chiết xuất rễ cúc tím, bột quýt Onshu, Vitamin C, trải qua quá trình nghiên cứu và sản xuất nghiêm ngặt nên rất an toàn khi sử dụng, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết. Các công dụng tốt cho trẻ như:
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh.
- Hỗ trợ nguy cơ viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan do thay đổi thời tiết hoặc dị ứng.
- Góp phần làm khỏe mạnh hệ miễn dịch, giảm các nguy cơ nhiễm khuẩn, virut ….
- Tăng cường bổ sung vitamin D3 giúp hấp thụ lượng canxi có trong thực phẩm hàng ngày tốt hơn.
- Lưu ý, trẻ dưới 2 tuổi tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
TÌM HIỂU THÊM: 13 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ nên mua năm 2023
Với bài viết trên đây, hi vọng các bậc phụ huynh đã bỏ túi cho mình những cách tăng sức đề kháng cho bé dễ thực hiện. Để phát huy tối đa hiệu quả, nên kết hợp nhiều phương thức với nhau, đầy đủ, cân đối và hợp lý. Hãy đăng ký nhận thông báo tại Kenkoshop.vn để cập nhật nhiều cách tăng sức đề kháng cho bé mới mẻ, hiệu quả!