Cách tăng cường hệ miễn dịch cực kỳ đơn giản dành cho bạn là điều chỉnh một số thói quen hằng ngày như: ngủ đúng giờ, ăn uống khoa học, tập thể dục, tránh căng thẳng… Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm hỗ trợ để củng cố sức đề kháng, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
I. Tại sao cần tìm cách tăng cường hệ miễn dịch?
Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới các tế bào và cơ quan kết hợp với nhau để tạo nên “tuyến phòng thủ”, giúp cơ thể tránh khỏi tác nhân gây hại. Vì vậy, việc tìm cách tăng cường hệ miễn dịch là điều cần thiết để bạn duy trì một sức khỏe tốt.
Hệ miễn dịch ở người có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau, đảm nhận vai trò ngăn ngừa các loại bệnh từ cảm lạnh thông thường cho tới ung thư.
Khi sức miễn dịch suy giảm, cơ thể sẽ không đủ khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay các loại mầm bệnh khác. Điều này dẫn tới hàng loạt hệ lụy như:
- Dễ bị dị ứng, ốm sốt, thời gian hồi phục lâu hơn bình thường.
- Người mệt mỏi, suy nhược, tinh thần kém, tâm lý tiêu cực.
- Người bị mắc bệnh sẽ có nhiều biểu hiện nghiêm trọng hơn.
- Thường xuyên bị nhiễm trùng, vết thương khó lành.
- Gặp các vấn đề: mất ngủ, khó tiêu, tức ngực…
Bạn tuyệt đối không được chủ quan trong chế độ sinh hoạt và ăn uống bởi những thói quen xấu có thể làm cho miễn dịch hoạt động không hiệu quả, kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
TÌM HIỂU THÊM: 13 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ nên mua năm 2023
II. 10 Cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể tự nhiên
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể không hề khó như nhiều người thường nghĩ. Bạn hãy lưu lại ngay 10 bí kíp hữu ích dưới đây để biết cách áp dụng khi cần thiết:
1. Ngủ đủ giấc, đúng giờ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý, đặc biệt là béo phì và tiểu đường. Bạn cũng dễ bị cảm cúm và nhiễm trùng hơn so với người ngủ đủ giấc.
Các nhà khoa học cũng cho biết giấc ngủ giống như một phương tiện để cơ thể tự chữa bệnh. Khi con người không ngủ đủ giấc hoặc ngủ không sâu, quá trình chữa lành sẽ bị suy yếu.
Ngoài ra, giấc ngủ giúp giảm stress oxy hóa, ngăn chặn sự xuất hiện của các tế bào gây hại (gốc tự do).
Yêu cầu giấc ngủ đối với mỗi độ tuổi cụ thể là:
- Người trưởng thành: 7-8h/đêm.
- Thanh thiếu niên: 8-10h/đêm.
- Trẻ em: 14h/đêm.
Bạn cần chú ý giữ cho phòng ngủ luôn sạch thoáng, không gian thoải mái và có thể dùng một số loại hương an thần (oải hương, sáp ong…) để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
2. Ăn nhiều chất xơ và thực phẩm thực vật
Các loại trái cây, rau củ, hạt… là lựa chọn tuyệt để tăng chỉ số chống oxy hóa, góp phần làm cho cơ thể đề kháng tốt hơn và đẩy lùi những bệnh lý không mong muốn.
Trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật còn có nhiều vitamin, khoáng chất tự nhiên hỗ trợ giảm viêm, giúp thành tế bào vững chắc và ít bị tổn thương bởi các tác động bên trong hoặc bên ngoài.
Hơn nữa, chất xơ là “trợ thủ” không thể thiếu giúp hệ đường ruột khỏe mạnh, cơ thể dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và củng cố lại hàng rào chống lại mầm bệnh.
Một vài gợi ý cụ thể để bạn thêm vào thực đơn hằng ngày:
- Rau xanh: súp lơ, bắp cải, rau mồng tơi, rau ngót…
- Củ quả: khoai lang, cà chua, khoai tây, cà rốt, hành tây…
- Trái cây: cam, quýt, dâu tây, kiwi, táo, lê…
Bạn cần xây dựng kế hoạch ăn uống chi tiết và biết cách bổ sung thực phẩm thực vật với hàm lượng vừa đủ, tránh nạp quá mức các loại hoa quả tính nóng.
BẠN NÊN ĐỌC: 15 Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa Covid
3. Bổ sung nhiều chất béo lành mạnh cho cơ thể
Chất béo lành mạnh có trong các loại thực phẩm như: dầu olive, cá hồi, gan cá tuyết, gan heo, hạt chia… giúp thúc đẩy phản ứng miễn dịch, xoa dịu nhanh các tổn thương trên mô mềm.
Axit béo omega-3 đã được khoa học ghi nhận là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm, đồng thời cải thiện lượng cholesterol trong máu. Nhờ đó mà các bệnh lý liên quan đến tim mạch sẽ được khắc phục đáng kể.
4. Nạp nhiều thực phẩm lên men hoặc bổ sung men vi sinh
Thực phẩm lên men chứa nhiều lợi khuẩn giúp bảo vệ đường ruột khá hiệu quả, hỗ trợ các tế bào miễn dịch chống chịu tốt trước sự xâm nhập của vi khuẩn.
Các loại thực phẩm trong nhóm này là: kim chi, dưa muối, sữa chua, natto… Bạn không nên ăn quá 200g/bữa nhằm tránh làm tổn hại đến axit dạ dày.
Một cuộc khảo sát ở 126 trẻ em tại Hoa Kỳ cho thấy, hơn 100 trẻ uống 70ml sữa lên men mỗi ngày đều ít mắc bệnh truyền nhiễm, khả năng tiêu hóa cũng tốt hơn những trẻ không uống.
5. Tập thể dục, vận động thường xuyên
Thói quen ngồi hoặc nằm nhiều không chỉ làm cho cơ thể uể oải mà còn khiến hệ miễn dịch phản ứng chậm chạp. Bởi quá trình tuần hoàn máu và sự lưu chuyển hạch bạch huyết kém suôn sẻ, cơ thể trở nên yếu ớt hơn.
Trong một vài khảo sát tại Hoa Kỳ, hơn 80% những người tập thể dục thường xuyên có các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn người không tập thể dục. Họ cũng ít khi bị nhiễm trùng và tốc độ chữa lành thương khá nhanh chóng.
Ngoài ra, vận động thể chất liên quan đến việc giải phóng endorphin – hormone ảnh hưởng tích cực đến hệ thần kinh, giúp bạn làm giảm các cơn đau, xoa dịu căng thẳng và cải thiện khả năng miễn dịch.
Bạn nên chọn các bài thể dục vừa sức, cường độ từ thấp đến cao để giúp cơ thể dần làm quen. Hãy dành 20-30 phút mỗi ngày để rèn luyện đều đặn, tạo thói quen vận động làm tăng cường sức khỏe.
6. Giữ đủ nước cho cơ thể
Thiếu nước bên trong cơ thể làm cản trở rất lớn tới các hoạt động của hệ tuần hoàn – tiêu hóa – bài tiết. Đây là nguyên nhân khiến cho bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, dễ ốm yếu và tâm trạng không tốt.
Chuyên gia khuyến cáo nên uống đủ 1,5-2l nước/ngày và chia đều theo từng thời điểm sao cho phù hợp, hạn chế sử dụng các loại thức uống như nước tăng lực, nước ngọt, cà phê…
Bạn có thể bổ sung nước lọc, nước khoáng hoặc các loại nước ép/ sinh tố giúp cung cấp vi lượng cần thiết.
7. Tránh xa các loại chất kích thích
Uống quá nhiều rượu bia và lạm dụng chất kích thích (thuốc lá, cần sa…) sẽ làm ức chế chức năng của tế bào bạch cầu, làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.
Người có thói quen dùng quá nhiều chất kích thích có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, suy gan thận, rối loạn thần kinh…
Bạn cần loại bỏ những chất gây hại ra khỏi cuộc sống hằng ngày để bảo vệ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và phòng ngừa bệnh lý.
XEM THÊM: Hoa cúc tím (Echinacea) là gì? Công dụng và Cách dùng?
8. Loại bỏ stress, căng thẳng đầu óc
Làm việc vừa sức và tránh căng thẳng thần kinh quá mức là cách tốt nhất để bảo vệ não bộ, tăng cường trí nhớ, đảm bảo mọi hoạt động của các hệ cơ quan ổn định.
Stress kéo dài có thể làm ức chế phản ứng miễn dịch, làm trầm trọng thêm các phản ứng sưng viêm và gây nhiều bất lợi cho cơ thể.
Một số giải pháp giúp đẩy lùi stress hữu ích:
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giải trí trong ngày.
- Dành 10-20’ ngồi thiền mỗi ngày, có thể đọc sách, nghe nhạc, xem phim…
- Tắm và gội bằng các loại thảo mộc thiên nhiên: cánh sen, lá bưởi, trà xanh…
- Sử dụng các loại trà an thần, nhưng không nên uống vào buổi tối để tránh mất ngủ.
9. Tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào sáng sớm
Ánh nắng buổi sớm (5-7h sáng) có tác dụng kích thích sự sản xuất vitamin D, giúp ích cho việc xây dựng hệ cơ xương chắc khỏe và phòng ngừa một số bệnh ung thư.
Ở trẻ nhỏ, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đầu ngày có thể ít bị cận thị hơn, sức miễn dịch tăng gấp 1,5-2 lần bình thường.
Sự tác động của ánh nắng sáng sớm còn là cải thiện giấc ngủ, tăng sản xuất serotonin giúp bảo vệ hệ thần kinh trung ương khỏi các triệu chứng trầm cảm, lo lắng quá độ.
10. Bổ sung thực phẩm chức năng, viên uống tăng sức đề kháng của Nhật
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và tăng cường đề kháng tốt. Đa phần các sản phẩm đều có các thành phần như: vitamin A, vitamin C, kẽm cùng nhiều khoáng tố…
Bạn nên tìm hiểu kỹ từng loại thực phẩm chức năng phù hợp và uống đúng liều lượng được chỉ định, giúp bổ sung các dưỡng chất mà cơ thể bị thiếu hụt.
Lưu ý, khi dùng các loại sữa hay viên uống làm tăng cường miễn dịch, bạn không nên sử dụng nhiều dòng sản phẩm cùng lúc hoặc lạm dụng quá mức, bỏ quên các thói quen dinh dưỡng khác.
ĐỌC THÊM: Top 8 Thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất mùa dịch
III. Cách tăng cường hệ miễn dịch an toàn với Immuno Care
Rất nhiều các bậc phụ huynh đang tìm kiếm sản phẩm bổ trợ sức đề kháng cho trẻ, nhưng họ đều băn khoăn vì khó đưa ra sự lựa chọn thích hợp.
Một gợi ý khá tốt dành cho bạn chính là cốm tăng cường đề kháng Immuno Care, lựa chọn được nhiều cha mẹ ưu tiên sử dụng. Sản phẩm với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như chiết xuất rễ cúc tím, bột quýt Onshu, Vitamin C giúp:
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh.
- Hỗ trợ nguy cơ viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan do thay đổi thời tiết hoặc dị ứng.
- Góp phần làm khỏe mạnh hệ miễn dịch, giảm các nguy cơ nhiễm khuẩn, virut ….
- Tăng cường bổ sung vitamin D3 giúp hấp thụ lượng canxi có trong thực phẩm hàng ngày tốt hơn.
Sản phẩm trải qua quá trình nghiên cứu và sản xuất nghiêm ngặt nên rất an toàn khi sử dụng, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết. Lưu ý, trẻ dưới 2 tuổi tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Những cách tăng cường hệ miễn dịch được đề cập trong bài viết là cẩm nang chăm sóc sức khỏe hữu ích. Bạn hãy chủ động sửa đổi thói quen sinh hoạt và chú ý chọn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhỏ một cách chuẩn chỉ nhất.