Nếu bạn là cú đêm chính, việc đi ngủ sớm quả thực là một thử thách cực khó khăn. Bạn từng trải qua những đêm trằn trọc khó ngủ, nằm lăn qua lăn lại mà vẫn không ngủ được? Bạn tìm mọi cách ngủ sớm để đảm bảo sức khỏe, tỉnh táo mỗi khi thức giấc nhưng không có hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, Kenkoshop.vn xin chia sẻ với bạn 7 cách ngủ sớm cho người quen thức khuya đơn giản, dễ thực hiện.
Những lợi ích tuyệt vời của việc bạn đi ngủ sớm
Ngủ sớm, ngủ đủ giấc là phương thức hữu hiệu giúp phục hồi năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Nếu bạn đang vì lý do này lý do khác mà thức khuya, nghĩa là bạn đang “tàn phá” bản thân rồi!
- Đi ngủ sớm giúp giảm cân
Tưởng chừng như vô lý nhưng nó lại rất thuyết phục. Nếu ngủ sớm, bạn sẽ quên đi cảm giác đói và tránh được thói quen ăn đêm. Do đó, bạn sẽ nhanh chóng có một vóc dáng thanh mảnh hoặc giảm cân thành công.
- Giảm nguy cơ bị bệnh: tim, đường huyết, não bộ…
Theo kết quả khảo sát, những người ngủ muộn có nguy cơ mắc phải chứng xơ cứng động mạch, bệnh tim, đường huyết cao hơn so với người ngủ đúng giờ. Đi ngủ sớm sẽ chống lại được các bệnh lý nói trên, tạo điều kiện phát triển trí não và tăng cường khả năng tập trung hiệu quả.
- Nạp năng lượng cho cơ thể vào sáng hôm sau
Không phải ngẫu nhiên, nhiều người phải trăn trở tìm kiếm cách đi ngủ sớm cho người quen thức khuya. Bởi lẽ nếu ngủ muộn thì sáng mai thức dậy, cơ thể bạn sẽ rệu rã, thiếu sức sống. Ngủ sớm trước 23h sẽ giúp bạn thức dậy sớm hơn vào hôm sau. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng một tinh thần thoải mái, hứng khởi đón chào guồng quay mới của công việc.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Top 10 cách trị mất ngủ tại nhà hiệu quả bạn nên tham khảo
7 cách ngủ sớm đơn giản dễ thực hiện cho người hay thức khuya
Bạn mong muốn ngủ sớm nhưng không ngủ được? Bạn muốn cải thiện thức khuya, xây dựng nhịp sinh học hợp lý, khoa học? 7 cách để ngủ đúng giờ dành riêng cho các “cú đêm” dưới đây hi vọng sẽ giúp ích được phần nào!
1. Xây dựng môi trường phòng ngủ tiêu chuẩn
Người ta thường nói: Ăn được ngủ được là tiên. Để có được điều này, bạn cần phải tạo môi trường phòng ngủ phù hợp. Nếu phòng bạn quá ấm thì bạn cũng khó đi vào giấc ngủ. Khắc phục tình trạng này bằng cách để nhiệt độ phòng mát mẻ khoảng từ 24 – 29 độ C. Tiêu chí này tùy thuộc vào mức nhiệt thích hợp đối với cơ thể nên bạn có thể tự điều chỉnh.
Ngoài ra, bạn cần tắt hết các đèn sáng, tránh xa các thiết bị điện tử để không bị làm phiền. Tốt hơn hết, chỉ nên để đèn ngủ nhẹ nhàng dễ đưa bạn vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, không gian cũng nên yên tĩnh, tách biệt với không gian ồn ào ngoài kia.
2. Đi ngủ đúng giờ
Cách ngủ đúng giờ tiếp theo chính là bạn cần xây dựng thời gian biểu khoa học. Duy trì thói quen lên giường ngủ sớm khoảng 21 – 22h, thức dậy vào 5 – 6h sáng ngày hôm sau. Điều này sẽ đảm bảo được chất lượng giấc ngủ cũng như chăm sóc sức khỏe tối ưu.
Thiết lập thói quen ngủ – thức đúng giờ sẽ giúp não bộ quen với nhịp sinh học của cơ thể. Từ đó, bạn sẽ có giấc ngủ ngon, tỉnh táo và tràn đầy năng lượng ngay khi thức giấc.
3. Không ngủ trưa quá 30 phút
Mặc dù khoảng thời gian 15 – 30 phút không thể bù đắp cho những đêm thiếu ngủ được. Nhưng đây là con số tuyệt vời giúp tỉnh táo vào buổi chiều và ngủ sớm hơn vào buổi tối.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, những người ngủ trưa nhiều hơn 30 phút sẽ thấy mệt mỏi. Bởi vì khi chìm vào giấc ngủ sâu mà phải tỉnh dậy bất ngờ khiến cho cơ thể không thích ứng kịp. Đây cũng là tác nhân làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm.
4. Cần tránh việc ăn quá no trước khi đi ngủ
Một trong những cách ngủ sớm được đánh giá cao là không nên ăn quá no trước khi ngủ. Đặc biệt là ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Khi ăn no, dạ dày sẽ tiết ra nhiều dịch vị acid dẫn đến chứng trào ngược dạ dày. Từ đó, cơ thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu và khó vào giấc ngủ.
Vậy nên, các chuyên gia khuyên rằng nên ăn nhiều vào bữa sáng và bữa trưa, ăn nhẹ vào bữa khuya.
5. Không dùng thực phẩm gây mất ngủ trước khi ngủ
Muốn ngủ sớm thì tránh xa chất kích thích, các loại thực phẩm gây mất ngủ sau 5 giờ chiều. Bởi vì caffeine, rượu bia sẽ phải mất từ 6 – 8 giờ để đào thải hết ra cơ thể. Vì thế, nếu lạm dụng dễ khiến thức giấc nửa đêm, chất lượng giấc ngủ kém.
LƯU Ý: Top 12 thực phẩm gây mất ngủ bạn nên tránh xa để ngủ ngon
6. Thư giãn trước khi ngủ
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta luôn trong trạng thái căng thẳng, áp lực gây khó ngủ. Lúc này, bạn cần nghĩ ngay đến cách ngủ sớm thư giãn đầu óc. Trước khi đi ngủ, bạn có thể đọc sách, nghe những bản nhạc không lời hoặc nhâm nhi tách trà. Viết nhật ký cũng là cách giúp bạn phớt lờ đi những bộn bề, gánh nặng. Rồi đến lúc mỏi mắt sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
7. Hạn chế dùng thiết bị điện tử
Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử sẽ làm giảm sản xuất hormone melatonin – hormone giấc ngủ. Do đó, bạn nên tránh xa điện thoại, máy tính, tivi trước khi ngủ từ 1 – 2 giờ. Tập thói quen ngưng sử dụng Internet vào đêm khuya để vệ sinh giấc ngủ.
8. Sử dụng một số thực phẩm giúp ngủ ngon: trà, sữa, hương thơm
Ăn gì để ngủ sớm? Thay vì uống rượu bia, caffeine hay ăn các thức ăn giàu chất béo thì bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm giúp ngủ ngon như uống trà thảo mộc hoặc cốc sữa nóng. Chúng vừa có tác dụng an thần, giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ, vừa tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe SLEEPY Nhật Bản giúp hỗ trợ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ. Viên uống ngủ ngon với chiết xuất từ lá Rafuma, Gamma-Aminobutyric acid, Glycine,…an toàn và hiệu quả, tốt cho những người mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử đốt trầm hương hoặc nến thơm dễ ngủ thúc đẩy hormone giấc ngủ, thư giãn đầu óc.
Khó ngủ, không ngủ được không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Với 7 cách ngủ sớm hữu hiệu cho người hay thức khuya trên, hi vọng sẽ giúp bạn ngủ ngon và tràn đầy năng lượng. Hãy kiên trì áp dụng cách đi ngủ sớm phù hợp với cơ thể để có sức khỏe dồi dào, tinh thần sảng khoái nhé!
TÌM HIỂU THÊM: Top 6 viên uống ngủ ngon của Nhật bạn nên tham khảo