Biếng ăn sinh lý là giai đoạn trẻ nhỏ xuất hiện tình trạng chán ăn, ăn uống kém năng suất trong khoảng thời gian nhất định. Vấn đề này khiến tình trạng sức khỏe, cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy hiện tượng này có mấy giai đoạn, cách khắc phục ra sao,... Bạn hãy tham khảo bài viết ngay sau đây để tìm ra đáp án nhé!.
I. Biếng ăn sinh lý là gì?
Thông thường biếng ăn sẽ có ba loại chủ yếu đó là: biếng ăn bệnh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn sinh lý,... Tuy nhiên tình trạng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ đó là triệu chứng biếng ăn sinh lý.
Biếng ăn sinh lý là biểu hiện của trẻ chán ăn, không thích ăn, xảy ra liên tục trong khoảng thời gian dài mà không phải do bệnh lý thực thể gây ra. Tình trạng này xuất hiện nhiều khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển, biến đổi về thể chất như: mọc răng, ăn dặm, tập đi, tập nói,...
Biếng ăn sinh lý thường kéo dài với thời gian 1 - 2 tuần hoặc lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Sau khi cơ thể trẻ thích nghi được với những biến đổi kể trên thì sẽ dần khôi phục lại trạng thái bình thường. Bố mẹ cần biết giai đoạn biếng ăn của trẻ để có điều chỉnh về dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp nhất.
II. Nguyên nhân gây biếng ăn sinh lý ở trẻ
Biếng ăn sinh lý bắt nguồn từ sự thay đổi thể chất trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài ra sự biến đổi này còn ảnh hưởng từ cơ thể mẹ và nhân tố từ môi trường bên ngoài. Có thể kể đến những nguyên nhân chính dưới đây:
- Trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn thay đổi tâm - sinh lý như: tập đi, tập nói, lẫy, bò, biết ăn dặm. Có thể trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi nhai và nuốt do mọc răng, viêm amidan, nấm lưỡi, viêm tuyến nước bọt, áp xe lợi,... sẽ khiến trẻ không muốn ăn.
- Bên cạnh đó hệ tiêu hóa yếu khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài nhiều cũng là nguyên nhân làm bé chán ăn. Giai đoạn này kể cả trẻ không gặp các trường hợp trên, vẫn khỏe mạnh, vui chơi bình thường nhưng cũng có dấu hiệu lười ăn, bỏ ăn.
- Quá trình mang thai mẹ đã không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng hoặc bổ sung không đúng cách. Việc này dẫn đến trẻ trong bụng bị thiếu hụt chất cần thiết như canxi, sắt, kẽm, một số loại vitamin khác,...
- Mẹ thiếu chất đó là bé phải sinh non thiếu tháng, bị suy dinh dưỡng, thấp còi, lười bú, bỏ bú hoặc hấp thụ thức ăn kém hơn hẳn so với trẻ cùng lứa tuổi.
III. Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ
Biếng ăn sinh lý xuất hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau chủ yếu theo độ tuổi của trẻ. Quá trình này diễn ra phổ biến khi trẻ dưới 3 tuổi - giai đoạn có nhiều thay đổi về sức khỏe, thể chất.
- Giai đoạn 3 đến 4 tháng tuổi: Giai đoạn này là giai đoạn trẻ bắt đầu tập lẫy, tập lật và được ra ngoài khám phá xung quanh.
- Giai đoạn 6 tháng tuổi: Thời gian này trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, làm quen với thức ăn cùng chế độ ăn mới, dần dần tách khỏi sữa mẹ.
- Giai đoạn 9 đến 10 tháng tuổi: Thời kỳ này là thời kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Lúc này trẻ sẽ bắt đầu tập bò, tập đứng lên, tập đi nên rất có thể sẽ khiến trẻ không còn hứng thú với việc ăn uống nữa. Bên cạnh đó đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng, thường hay bị đau, chảy dãi và sốt, trẻ trở nên mệt mỏi, khó chịu và dễ chán ăn hơn.
- Giai đoạn 16 đến 18 tháng tuổi: Khoảng thời gian này là lúc trẻ thích khám phá thế giới xung quanh hơn việc ăn uống nên bỏ bữa cũng nhiều hơn.
- Giai đoạn 2 đến 3 tuổi: Đây là lúc trẻ đã bắt đầu đi nhà trẻ, môi trường sống bị thay đổi, chế độ ăn cũng khác sẽ tác động đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ chán ăn, biếng ăn.
IV. Dấu hiệu nhận biết tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ em
Cách để nhận biết trẻ có gặp tình trạng biếng ăn sinh lý hay không cũng rất đơn giản, thông thường trẻ sẽ biểu hiện khá rõ ra bên ngoài. Bố mẹ chỉ cần quan sát kỹ chút là có thể dễ dàng nhận ra thay đổi của trẻ. Qua những biển hiện đó gia đình có điều chỉnh phù hợp để thích nghi với giai đoạn “nhạy cảm” của trẻ.
- Trẻ không chịu ăn, bỏ dở khẩu phần ăn đối với những món yêu thích hoặc thời gian cho mỗi bữa ăn có thể kéo dài đến 30 phút.
- Trẻ ăn ít hơn mọi khi, có bữa sẽ bỏ đi ½ khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi.
- Để ý thấy bé ngậm thức ăn trong miệng mãi không chịu nuốt xuống.
- Trẻ thường từ chối mọi loại đồ ăn hoặc bỏ bữa mặc dù mẹ đã thay đổi thực đơn món ăn.
- Theo dõi thấy cân nặng của trẻ bỗng nhiên bị chững lại hoặc sụt cân dù không bị bệnh gì.
- Trẻ có thái độ quấy khóc, nghịch ngợm, phun đồ ăn ra ngoài. Khi ăn khoảng 1 - 2 miếng trẻ có phản ứng buồn nôn khi thấy thức ăn hoặc không có cảm giác đói hay thèm ăn.
- Đối với trẻ vẫn còn đang bú mẹ thì trẻ sẽ bú ít hơn bình thường, không đòi bú mẹ nhiều, thời gian mỗi lần trẻ bú cũng ít hơn mọi khi.
V. Cách khắc phục chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ em
Chăm sóc trẻ giai đoạn biếng ăn sinh lý đòi hỏi gia đình cần kiên trì, khéo léo. Bạn không nên nóng vội, áp dụng biện pháp mạnh khiến tình trạng biếng ăn càng nghiêm trọng hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gia đình có trẻ nhỏ bước vào thời kỳ biếng ăn nên tuân thủ các bước dưới đây:
- Tăng cường, bổ sung thêm bữa ăn trong ngày, số lượng thức ăn nên giảm đi để rút ngắn thời gian trẻ ăn. Tuy nhiên các món ăn trong mỗi bữa cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
- Bổ sung một số loại thực phẩm phù hợp để làm bữa phụ cho bé như: phô mai, sữa chua, bánh quy, trái cây, bánh flan,...
- Các mẹ nên lựa chọn những món ăn lỏng, mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa, cụ thể như súp, canh, cháo,... để trẻ không cảm thấy khó chịu khi phải ăn nhiều.
- Ngoài ra mẹ cũng nên động viên, khuyến khích, đừng quát mắng, cáu gắt vì làm vậy sẽ khiến bé càng không chịu ăn.
- Món ăn cũng nên trang trí bắt mắt, màu sắc một chút để bé thích thú hơn.
Nếu các mẹ đã thử qua các biện pháp trên những bé vẫn không có sự cải thiện thì hãy thử sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ ăn uống. Trên thị trường có một vài loại sản phẩm phù hợp cho bé sử dụng như: Men vi sinh Megumi, Viên uống bổ sung Vitamin Multivitamin, Cốm Immuno Care,...
Về sản phẩm Multivitamin, với chiết xuất chủ yếu từ các loại vitamin như vitamin A, E, B2, B6 cũng hàm lượng Folic Acid. Đây là dưỡng chất quan trọng hỗ trợ bổ sung vitamin thiết yếu cho cơ thể, nhất là ở trẻ em. Sản phẩm giúp hỗ trợ bổ sung một số vitamin cho cơ thể, tăng cường sức khỏe., thích hợp cho trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi, biếng ăn, người cần hồi phục sau ốm hay thiếu chất trầm trọng.
Cốm Immune Care với thành phần chính là chiết xuất rễ cúc tím, chiết xuất cúc xanh cùng men kẽm, vitamin C, rất phù hợp cho trẻ em sử dụng. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, đặc biệt rất thích hợp cho trẻ em dưới 6 tuổi sức đề kháng còn yếu. Hỗ trợ giảm nguy cơ viêm mũi họng do thay đổi thời tiết hoặc di ứng. Ngoài ra còn góp phần tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm các nguy cơ nhiễm khuẩn, virut.
Các mẹ có thể tham khảo qua hai sản phẩm trên tại trang website chính thức của Kenkoshop, chuyên phân phối trực tiếp các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Nhật Bản, mang lại cho người dùng sự đảm bảo và an toàn tuyệt đối. Đặc biệt mức giá thành lại vô cùng hợp lý, phù hợp với mọi gia đình nên bạn có thể yên tâm lựa chọn.
Có thể thấy biếng ăn sinh lý không phải loại bệnh quá nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên các mẹ cần theo dõi trẻ theo từng độ tuổi để phát hiện ra sự thay đổi sớm nhất. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn cũng như có các giải pháp khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: