Biến chứng tiểu đường gây tổn hại đến khá nhiều hệ cơ quan như mắt, thần kinh, tim mạch, thận, gan… Bạn cần hiểu rõ về từng dạng biến chứng để kịp thời phát hiện và chủ động khắc phục, phòng ngừa đúng cách. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng cho việc bảo vệ sức khỏe khỏi những thương tổn không mong muốn.
📢📢📢Kenkoshop gợi ý:
I. 5 Biến chứng tiểu đường mãn tính thường gặp
Biến chứng mãn tính xảy ra một cách từ từ, khi lượng đường huyết tăng cao trong thời gian dài và gây ra nhiều cản trở tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
1. Biến chứng bệnh tiểu đường ở mắt
Võng mạc của bạn có thể bị hỏng nếu đường huyết tăng cao, do các mao mạch bị yếu đi và phình ra thành các túi nhỏ. Các túi này làm rò rỉ dịch lỏng hoặc tế bào máu gây nên mờ mắt, ảnh hưởng xấu tới thị lực.
Ở giai đoạn nặng hơn, võng mạc hình thành các mạch máu mới, nhưng thành mạch cực dễ vỡ dẫn tới xuất huyết vào thủy tinh thể. Vì thế, bạn thường thấy một số đốm đen trong tầm nhìn, nguy hiểm hơn là mù lòa.
Các bệnh về mắt do tiểu đường gây nên đa phần đều ảnh hưởng tới cả 2 bên mắt, bao gồm: võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…
Những triệu chứng nghiêm trọng có thể gặp là mù màu, biến dạng hình ảnh, nhìn thấy vùng trống trong tầm nhìn…
2. Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường
Glucose trong máu tăng mạnh có thể làm cản trở tới sự dẫn truyền xung thần kinh qua các đầu neron, dần dần gây nên tổn thương và làm xuất hiện cảm giác tê nhẹ hoặc đau nhức.
Các loại chấn thương thần kinh dễ gặp là:
- Tổn thương dây thần kinh ngoại biên: ảnh hưởng tới bàn tay, cánh tay, bàn chân, cẳng chân khiến bạn thấy nhạy cảm và đau nhiều vào ban đêm, kèm theo nhiễm trùng hay nhức xương khớp.
- Tổn thương dây thần kinh tự chủ: ảnh hưởng tới tim, bàng quang, dạ dày, đường ruột, cơ quan sinh dục và gây nên nhiều triệu chứng nghiêm trọng (chán ăn, buồn nôn, táo bón, khó cương dương ở nam, khô âm đạo ở nữ…)
- Tổn thương dây thần kinh gân: đau dữ dội ở hông/ đùi/ mông, tư thế ngồi bị sai lệch, đôi khi ảnh hưởng tới dạ dày và vùng ngực.
- Tổn thương dây thần kinh tiêu điểm: làm hư hại các neuron đơn lẻ ở đầu ngón tay, đầu, thân… khiến các cơ tay mất trương lực, ngứa ran, nhức mắt.
3. Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường
Đường huyết vượt ngưỡng an toàn gây hư hỏng các mạch máu và các dây thần kinh phụ trách điều khiển tim. Do đó, những người mắc tiểu đường đều có nguy cơ cao bị bệnh về tim mạch.
Khi đường huyết tăng cao, huyết áp cũng tăng khiến tốc độ lưu thông máu nhanh và mạnh, dễ làm hỏng thành mạch, từ đó dẫn tới các vấn đề như đột quỵ, suy tim, xơ cứng động mạch…
Điều đó cũng khiến cho tim không thể bơm máu tốt, dẫn tới tích tụ dịch lỏng trong phổi, gây khó thở và cản trở tới quá trình trao đổi khí.
4. Biến chứng ở thận của bệnh tiểu đường
Trong mỗi quả thận được tạo thành từ hàng triệu các nephron – “bộ lọc” các độc tố và chất cặn bã dư thừa. Đường huyết tăng cao sẽ khiến nephron bị hỏng, không còn hoạt động tốt như bình thường khiến chu trình bài tiết kém hiệu quả.
Nhiều khảo sát cho thấy người mắc tiểu đường có 30% nguy cơ bị suy thận mãn tính, triệu chứng của bệnh rất khó nhận biết trong giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chú ý đến một vào dấu hiệu cơ bản như: đi tiểu nhiều, người xanh xao, da khô ráp và ngứa, có bọng mắt, ăn không ngon miệng…
5. Biến chứng tiểu đường ở chân
Chính vì tiểu đường làm tổn thương dây thần kinh nên bất kỳ vùng nào cũng có thể bị hư hại. Thực tế, dây thần kinh ở bàn chân và cẳng chân là vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất, gây ra tê liệt hoặc mất cảm giác.
Hơn nữa, chu trình bài tiết kém cũng là một trong những nguyên nhân làm bàn chân sưng phù, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới các dấu hiệu như mẩn đỏ, sưng tấy, vết loét, mụn nước… hay bất kỳ thay đổi nào về màu da trên bàn chân để kịp thời phát hiện sự bất thường.
II. 2 Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường
Biến chứng tiểu đường cấp tính thường xảy ra đột ngột và bất ngờ, rất dễ nguy hiểm tới tính mạng nếu bạn không biết cách xử lý đúng đắn.
1. Biến chứng hạ đường huyết
Đường huyết bị hạ thấp một cách đột ngột ở người tiểu đường là do uống nhiều thuốc bổ sung insulin hay ăn kiêng sai cách, uống nhiều rượu bia…
Bạn sẽ thấy cơ thể đói cồn cào, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, tim đập mạnh… hoặc ngất xỉu.
Với trường hợp bị nhẹ, bạn nên bổ sung bánh ngọt cho người tiểu đường hoặc uống nước trái cây, sau đó theo dõi sức khỏe trong vòng 15 phút.
Ở trường hợp nặng hơn, người nhà cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu để sớm tỉnh táo trở lại, tránh để chuyển biến nghiêm trọng.
2. Biến chứng tiểu đường gây hôn mê
Hàm lượng đường trong máu ở mức quá cao có thể dẫn tới hôn mê sâu. Đây là biến chứng nặng và cần được cấp cứu ngay để kịp thời xử lý.
Vì những biến chứng tiểu đường khá nghiêm trọng nêu trên, bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và thuốc men hợp lý để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
III. Bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng?
Theo chia sẻ từ các chuyên gia, biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường thường biểu hiện trong khoảng từ 5-10 năm sau khi mắc.
Trong đó, biến chứng hệ thần kinh và tim mạch sẽ xuất hiện tương đối sớm do chịu ảnh hưởng trực tiếp. Các biến chứng còn lại dễ thấy sau khoảng 7 năm trở đi.
Bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, liên quan đến vấn đề cơ địa, cách chăm sóc sức khỏe, các thói quen sinh hoạt hằng ngày…
IV. Cách ngăn ngừa và phòng chống biến chứng tiểu đường
Để giảm thiểu sự xuất hiện các biến chứng bệnh tiểu đường và gia tăng “hàng rào” bảo vệ sức khỏe, bạn cần ghi nhớ các biện pháp hữu hiệu sau đây:
- Không hút thuốc hay dùng rượu bia: các chất kích thích làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2, gây giảm lưu lượng máu ở chân tay dẫn tới nhiễm trùng, khó chữa lành tổn thương, khả năng kiểm soát đường huyết kém…
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: giảm thiểu chất béo và muối sẽ giúp điều hòa huyết áp, hạn chế làm hỏng mạch máu, cải thiện nồng độ cholesterol để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Khám sức khỏe định kỳ: bạn nên khám bệnh tiểu đường từ 2-4 lần/ năm để rà soát tất cả các biến chứng liên quan đến bệnh, giúp cho việc phòng ngừa và điều trị tốt hơn.
- Chăm sóc cho làn da và đôi chân: hãy luôn giữ gìn vệ sinh làn da, lau khô và dưỡng ẩm cho da để hạn chế phát sinh các vết loét. Bạn cũng không nên đi chân trần, nên lau rửa chân với nước ấm.
Để góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng bênh tiểu đường, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Insuna Nhật Bản. Sản phẩm với những thành phần dược liệu thiên nhiên lành tính, công nghệ sản xuất tiêu chuẩn giúp hỗ trợ chuyển hóa đường, cải thiện chỉ số đường huyết. Trong đó có sử dụng chiết xuất từ các thành phần như cây chóp mao lưới, lá neem Ấn Độ, cây thùa, củ cúc vu…nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ.
Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về biến chứng tiểu đường và những hậu quả đi kèm. Hãy thay đổi lối sống ngay hôm nay sao cho khoa học hơn, đồng thời bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tạm biệt nỗi lo bệnh tật, an tâm với sức khỏe của mình.
ĐỌC THÊM: 6 loại viên uống tiểu đường của Nhật Bản được tin dùng