Câu chuyện ăn nhiều đường có bị tiểu đường không gây ra nhiều tranh cãi. Theo nghiên cứu, người ăn nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với người ăn ít. Nhưng không phải cứ ăn nhiều đường là bị tiểu đường. Bởi lẽ lượng đường trong máu tăng còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khác như khả năng tiết Insulin,… Mời các bạn cùng Kenkoshop.vn đi tìm lời giải đáp về các thắc mắc trên nhé!
I. Mối liên hệ giữa lượng đường trong thức ăn và trong máu
Để có lời giải cho câu hỏi: Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không, bạn cần hiểu rõ mối liên hệ giữa lượng đường trong thức ăn và trong máu. Đa phần đường trong máu đều do thức ăn cung cấp. Đường gồm 2 loại chủ yếu:
- Đường tự nhiên: có trong trái cây, rau củ quả, mạch nha, mía, chế phẩm từ sữa,… Cấu trúc hóa học của loại đường này khá đơn giản gồm Fructose hoặc Glucose, khá lành tính cho người tiểu đường.
- Đường tự do: có trong đồ ăn đóng gói, thức ăn nhanh hoặc từ gia vị thêm vào khi chế biến món ăn.
Khi lượng đường trong máu tăng cao, tuyến tụy sẽ “rục rịch” sản sinh Insylin để thúc đẩy các tế bào hấp thu đường chuyển hóa thành năng lượng nạp vào cơ thể. Nhờ đó, làm hạ đường huyết, dự trữ lượng đường Glycogen ở gan.
Khi cơ thể người bệnh đang cần bổ sung năng lượng thì tuyến tụy sẽ tiết ra Glucagon để chuyển hóa lượng đường dự trữ này. Lúc này, kiểm soát được lượng đường trong máu ở mức ổn định, không vượt ngưỡng cho phép.
Ở những người mắc tiểu đường tuýp 2, nếu cơ thể không có đủ Insulin cần thiết hoặc đề kháng Insulin sẽ khiến lượng đường không được chuyển hóa. Sau khi ăn, đường huyết sẽ luôn nằm ở mức cao, dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
II. Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?
Tiểu đường là căn bệnh mãn tính với biểu hiện là lượng đường huyết luôn vượt mức bình thường. Nguyên nhân có thể do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng với Insulin, khiến quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể bị rối loạn. Tiểu đường có 2 loại chủ yếu:
1. Tiểu đường tuýp 1
“Hung thủ” thực sự gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 chính là do hệ thống miễn dịch phá hủy nhầm các tế bào sản sinh Insulin trong tuyến tụy. Do đó, cơ thể không thể tự sản sinh ra Insulin, khiến cho lượng đường Glucose trong máu tăng đột ngột. Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không trong trường hợp này không cần phải bận tâm. Bởi dù ăn nhiều đường cũng không thể gây ra tiểu đường tuýp 1. Nhiều giả thiết đặt ra khả năng cao là do gen hoặc virus.
2. Tiểu đường tuýp 2
Có thể khẳng định, đường không phải là thủ phạm chính gây ra căn bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhưng nó không hề “vô can”, việc ăn đồ ngọt nhiều sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn đến 25% so với người bình thường. Vậy nên, tuy không trực tiếp như khả năng sản sinh Insulin hay do hormone làm việc không hiệu quả nhưng bạn vẫn phải biết cách ăn đường sao cho phù hợp.
Nói tóm lại, người mắc bệnh tiểu đường không nhất thiết phải kiêng đường hoàn toàn. Bởi nếu bạn đang điều trị tiểu đường bằng thuốc Insulin, đường sẽ phát huy tác dụng hạ đường huyết, duy trì đường huyết ở mức an toàn.
Thế nhưng, cần phải có sự điều chỉnh liều lượng đường đưa vào khẩu phần ăn. Điều này không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân, béo phì, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nó còn giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc các biến chứng do tiểu đường gây ra. Cụ thể như: tăng vọt đường huyết, mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc bệnh liên quan đến răng miệng.
III. Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?
Tương tự như trên, việc ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt chứa nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Nó chỉ là một trong những tác nhân tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bởi lẽ khi ăn đồ ngọt, đường sẽ hấp thu vào máu rất nhanh khiến đường huyết tăng vọt. Lúc này, tuyến tụy phải hoạt động hết công suất mới giải phóng được Insulin để làm hạ đường huyết.
Ví dụ như trong thành phần nước ngọt sẽ chứa khoảng 10 muỗng cafe đường,. Trong khi đó, WHO khuyến nghị chỉ nên hấp thu vào cơ thể khoảng 6 muỗng/ ngày. Điều này đồng nghĩa với việc uống nước ngọt hàng ngày sẽ làm tăng khả năng mắc tiểu đường tuýp 2 lên đến 26% so với người bình thường.
Nếu chúng ta lạm dụng đồ ngọt thì sẽ khiến tuyến tụy suy yếu, làm suy giảm chức năng tuyến tụy. Từ đó, việc mắc bệnh tiểu đường chỉ là chuyện sớm muộn thôi.
Tuy nhiên, nếu ai đó hỏi: Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không thì câu trả lời sẽ là Có hoặc Không. “Có” là vì theo thống kê cho thấy, nhóm người mắc bệnh tiểu đường hầu hết đều ăn quá nhiều đường và đồ ngọt.
Tuy nhiên, là “Không” vì việc có mắc tiểu đường hay không còn phụ thuộc vào cách bạn sử dụng đồ ngọt như thế nào nữa. Vì thế, nếu bạn biết cách dung hòa lượng đường nạp vào cơ thể sẽ không những không gây ra tiểu đường mà còn có lợi cho sức khỏe.
IV. Nên áp dụng chế độ ăn nào để hạn chế nguy cơ tiểu đường
Không có một quy chuẩn chế độ ăn nào cho người tiểu đường là đúng mà chỉ có sự phù hợp. Tùy vào thể trạng hay nhu cầu dinh dưỡng của từng người mà bạn linh hoạt xây dựng chế độ ăn hợp lý. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản mà bạn có thể tham khảo để hạn chế bệnh tiểu đường:
- Cần có sự tính toán cân đối các chất dinh dưỡng mình ăn và kiểm soát năng lượng hàng ngày. Người bệnh tiểu đường cần ăn theo nhu cầu, đảm bảo bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất: đường, đạm, béo, vitamin.
- Giảm lượng đường tự do tiêu thụ xuống dưới 10% tổng năng lượng nạp vào hàng ngày. Cắt bỏ đồ ngọt như bánh, kẹo, đồ chế biến sẵn hoặc đồ uống có gas, nước ngọt. Duy trì ăn trái cây, rau củ, thực phẩm từ sữa để được cung cấp vừa đủ lượng đường tự nhiên.
- Sử dụng chất làm ngọt thay cho đường tinh luyện tốt cho sức khỏe người tiểu đường. Chẳng hạn như: mật ong, đường dừa, đường chà là, quả la hán, siro cây phong,…
- Ưu tiên thực phẩm ít đường, cung cấp các loại carbohydrate hỗn hợp như rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Nên hạn chế tinh bột như bún, cơm trắng, miến, phở,… thay vào đó là cơm gạo lứt tốt cho đường huyết.
- Kết hợp sử dụng các loại thảo mộc thiên nhiên như: nghệ, quế, gừng, việt quất, nha đam,… hạ đường huyết, giảm cholesterol máu và tăng cường sức đề kháng.
- Lưu ý, nên ăn đồ ngọt cách ít nhất 2 giờ sau bữa ăn, nên ăn vào giữa buổi sáng, hoặc 11h sáng, 5h chiều.
V. Một số cách khác giúp phòng ngừa tiểu đường hiệu quả
Sau khi đã có câu trả lời ăn nhiều đường có bị tiểu đường hay không, bạn cũng cần có sự hiểu biết về những cách phòng ngừa tiểu đường hiệu quả khác. Đặc biệt là trong tình hình tỷ lệ người mắc đái tháo đường đang ngày càng tăng cao và có đang xu hướng trẻ hóa. Cùng Fujina tham khảo những phương pháp hiệu quả sau đây:
- Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút/ ngày. Bạn có thể lựa chọn đi bộ, tập yoga, chơi thể thao nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, đường huyết ổn định hơn.
- Nếu cân nặng của bạn cao hơn mức cho phép (BMI > 23), bạn cần kế hoạch giảm cân khoảng 5 – 7% cân nặng. Điều này sẽ giúp bạn giảm đến 50% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Bổ sung nhiều rau xanh như súp lơ, mồng tơi, bắp cải, rau đay,… cung cấp các vitamin và chất xơ, giúp làm giảm táo bón. Đồng thời, làm chậm quá trình hấp thu Glucose trong máu. Ngoài ra, bạn còn cần biết cách chế biến bằng cách luộc hoặc hấp để giữ nguyên chất dinh dưỡng. Tránh chiên, xào, quá nhiều dầu mỡ khiến phòng ngừa tình trạng tiểu đường nặng thêm.
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không nên quá no. Vì nếu bỏ bữa, đường huyết sẽ bị tụt, còn ăn quá no thì đường huyết tăng cao quá mức.
VI. Insuna – Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Nhật Bản
Ngoài những cách trên, bạn nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm viên uống ISUNA. Sản phẩm với những thành phần dược liệu thiên nhiên lành tính, công nghệ sản xuất tiêu chuẩn giúp hỗ trợ chuyển hóa đường, cải thiện chỉ số đường huyết. Trong đó có sử dụng chiết xuất từ các thành phần như cây chóp mao lưới, lá neem Ấn Độ, cây thùa, củ cúc vu…nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ.
Qua bài viết trên, hi vọng bạn đọc đã có lời giải đáp cho thắc mắc: “Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?”. Đồng thời, hiểu rõ mối liên hệ giữa lượng đường trong thức ăn và trong máu, những cách nào giúp hạn chế tiểu đường, phòng ngừa biến chứng. Nhấn nút đăng ký kênh của Fujina để cập nhật những bài viết về chủ đề sức khỏe bổ ích mỗi ngày nhé!
XEM NGAY: 6 loại viên uống tiểu đường của Nhật Bản bạn nên tham khảo