Gãy xương chậu thường chỉ chiếm 1-2% trong các kiểu gãy xương thường gặp. Tuy nhiên lại là một trong những kiểu gãy xương nguy hiểm nhất với tỉ lệ tử vong cao chỉ sau chấn thương sọ não bởi mất máu quá nhiều. Hãy cùng Kenkoshop.vn tìm hiểu chi tiết hơn về gãy xương chậu qua bài viết sau đây để có được phương pháp điều trị tốt nhất.
I. Gãy xương chậu là gì? Có nguy hiểm không?
1. Xương chậu là gì? Nằm ở vị trí nào?
Xương chậu chính là phần xương có diện tích lớn nhất trên cơ thể con người, giữ vai trò nâng đỡ toàn bộ phần thân trên khi ngồi và đứng.
Xương chậu “trung gian” nối cột sống với xương đùi, góp phần trải đều trọng lượng cơ thể, chuyển hóa sức nặng của thân trên để thực hiện các hoạt động đi đứng hay chạy nhảy,…
Về cấu tạo, xương chậu nằm trong khung chậu và là thành phần quan trọng nhất. Khung chậu bao gồm 2 xương chậu, xương cùng và xương cụt. Còn xương chậu thì chia làm 3 phần riêng biệt là: xương cánh chậu, xương mu và xương ngồi. Khung chậu có hình dạng như một cái chậu đúng như tên gọi, được khớp cùng chậu hai bên và khớp mu kết nối các xương lại.
Gãy xương chậu chính là việc cấu trúc vốn có của xương chậu bị phá vỡ đi bởi tác động lực vào phần hông hoặc xung quanh thân dưới. Về mặt y khoa, vỡ xương chậu được chia làm 2 loại chính như sau:
- Gãy xương chậu ổn định là kiểu gãy đơn giản và dễ xử lý hơn, chỉ gãy 1 đường và các xương gãy nằm đúng vị trí hoặc không lệch đi quá nhiều
- Gãy xương chậu không ổn định nặng và phức tạp hơn, gãy 2 đường trở lên, xương gãy lệch hẳn khỏi vị trí ban đầu.
Ngoài ra, y khoa cũng chia gãy xương chậu thành 2 loại khác là gãy xương chậu hở và gãy xương chậu kín, tùy theo mức độ vết vỡ nằm bên ngoài hoặc trong.
ĐỌC THÊM: Xương sên là gì? Nằm vị trí nào, gãy có nguy hiểm không
2. Gãy xương chậu có nguy hiểm không?
Gãy vỡ xương chậu là vô cùng nguy hiểm, đặc biệt phức tạp với rất nhiều biến chứng nghiêm trọng xảy ra như:
- Tổn thương các cơ quan trong xương chậu và nhất là xương khớp một cách nặng nề
- Tác động trực tiếp đến khung chậu gây nguy cơ gãy cánh xương cùng và trật khớp mu
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan tiết niệu, điều này tương đối nguy hiểm, đặc biệt đối với bàng quang và niệu đạo
- Tổn thương lên cơ quan sinh dục nhất là đối với phụ nữ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
- Ảnh hưởng trực tiếp đến trực tràng gây nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí là tử vong
- Tác động nghiêm trọng đến các cơ quan trong ổ bụng đặc biệt là gan và tá tràng.
II. Dấu hiệu nhận biết vỡ xương chậu
Xương chậu giữ vị trí quan trọng trong cơ thể, nâng đỡ phần thân trên cũng như là “đầu não” của khả năng vận động. Gãy vỡ xương chậu vô cùng nguy hiểm nên cần nhận biết càng sớm càng tốt, tiêu biểu là qua một vài triệu chứng sau đây:
1. Gãy khung chậu
- Đau dữ dội, sưng phù và tụ máu vùng xương bị gãy
- Đau nhói khi bị ép giữa khung chậu, không có khả năng nhấc chân lên
- Tổn thương các cơ quan trong ổ bụng như đứt, rách niệu quản, niệu đạo, bàng quang, gan thận, đặc biệt là đối với bộ phận sinh dục nữ
- Nhận biết khi chụp X-quang với hình ảnh trật khớp mu hoặc khớp cùng chậu, gãy cung trước, cung sau.
2. Gãy thành chậu
- Mất đi khả năng vận động chân hay gập đùi vào bụng, đau dữ dội cùng với khối sưng phù nề
- Dễ dàng thấy đau nhói khi ấn vào các vùng như xương cùng, xương cụt, ụ ngồi, gai chậu
- Đau khi ép khung chậu, thăm âm đạo hay trực tràng (với gãy mu chậu hoặc xương cùng)
- Chụp X-quang phát hiện gãy gai chậu, gãy dọc, gãy ngang cánh chậu, gãy ngang xương cùng, cụt.
3. Gãy ổ cối
- Bị đau nhiều ở khớp háng, hạn chế vận động và không thể đứng, có thể đau dữ dội
- Dạng gãy này xảy ra khi gãy rìa trên hoặc dưới ổ cối làm trật khớp háng, gãy đáy ổ cối.
TIN LIÊN QUAN: Xương chẩm là gì? Vỡ xương chẩm có nguy hiểm không
III. Nguyên nhân bị gãy xương chậu
Gãy vỡ xương chậu có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, từ chủ quan đến khách quan, sau đây là một vài nguyên nhân nổi bật nhất:
- Do té ngã, chủ yếu là ngã ở tư thế ngồi
- Do chấn thương như tai nạn giao thông, rơi trên cao xuống, bị đè
Vận động quá mức, thường xảy ra với những người hoạt động thể thao hoặc làm quá nặng trong lao động.
IV. Gãy xương chậu bao lâu thì khỏi, đi lại được?
Tùy theo tình trạng gãy và cơ địa từng người mà thời gian hồi phục của xương chậu cũng khác nhau. Đối với gãy xương thành chậu thì thời gian lành là từ 2 đến 4 tuần và phải nằm bất động trên giường. Nếu nặng hơn và tỉ lệ di lệch nhiều thì có thể kéo dài từ 4-6 tuần.
Đối với gãy xương khung chậu, nếu gãy ít di lệch thì chỉ cần nằm bất động 5-6 tuần. Nếu phải điều trị bằng phương pháp mổ cùng các kĩ thuật xâm lấn thì thời gian nằm bất động có thể lên đến 10-14 tuần. Với kiểu gãy ổ cối cũng vậy, phương pháp điều trị chủ yếu là mổ và thời gian hồi phục cũng từ 10-14 tuần.
V. Các phương pháp điều trị gãy xương chậu
Câu hỏi nhiều nhất được đặt ra là “gãy xương chậu có phải mổ không” ? Tuy gãy xương chậu rất nguy hiểm và phức tạp nhưng tùy thuộc vào tình trạng mà có những phương pháp phù hợp. Cụ thể như:
1. Điều trị bằng cố định ngoài
Trong trường hợp gãy xương chậu thể nhẹ, bác sĩ sẽ khuyến khích không nên phẫu thuật mà thay vào đó là cố định và điều trị bằng thuốc giảm đau, nhẹ nhàng hơn rất nhiều vì không phải xâm lấn.
Ngoài ra có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đi lại như nạng hay xe tập chuyên dụng, xe lăn để cơ thể tự có cơ chế phục hồi, hạn chế tối đa lực dồn từ phần thân trên xuống xương chậu.
2. Phẫu thuật kết xương bên trong
Với các tình trạng nặng hơn thì bắt buộc phải có sự can thiệp của phẫu thuật, không những một mà còn là nhiều cuộc phẫu thuật để điều chỉnh xương.
Xương di lệch sẽ được đưa về vị trí ban đầu, cố định lại bằng ốc vít hoặc nẹp kim loại, hình thành bộ khung để xương nhanh chóng trở về cấu trúc ban đầu.
VI. Một số câu hỏi thường gặp khi bị vỡ xương chậu
Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề gãy xương chậu, về cách điều trị và chăm sóc sau khi bị gãy xương chậu. Cùng giải đáp thắc mắc qua một vài câu hỏi tiêu biểu sau đây:
1. Gãy xương chậu có mang thai được không?
Câu trả lời là “Có”. Phụ nữ sau khi bị gãy xương chậu sẽ xảy ra tình trạng xương chậu bị lệch nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng đến mang thai. Duy chỉ có việc khi thai phát triển lớn dần thì thai phụ sẽ cảm thấy đau lưng hơn và khó khăn trong vận động. Việc sinh con thường cũng vất vả hơn vì âm đạo bị hẹp, các trường hợp này sẽ được chỉ định mổ.
NÊN ĐỌC: Gãy xương sườn bao lâu thì khỏi? Cách điều trị hiệu quả
2. Gãy xương chậu bao lâu quan hệ được?
Trong quá trình gãy xương chậu nghiêm cấm việc quan hệ tình dục bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng xương bị gãy, quá trình hồi phục diễn ra lâu hơn và có thể là bị gãy lại. Chỉ quan hệ khi vết thương đã lành và nhận được sự chỉ dẫn phù hợp từ bác sĩ.
3. Bị gãy xương chậu nên ăn gì?
Người bị gãy xương chậu nên ăn các thực phẩm giàu canxi, giàu magie và kẽm cùng các chất vitamin khác để xương mau chóng hồi phục, tái tạo và hình thành các mô xương mới. Bên cạnh đó cũng kiêng một số đồ ăn dầu mỡ, chất kích thích, đồ ăn ngọt và chất béo,…
Cuối cùng để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng nhất, bạn nên sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như viên uống xương khớp PROKAN Nhật Bản với nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, phân phối chính hãng bởi Kenkoshop.vn. Sản phẩm chứa nhiều thành phần dược liệu quý như: chiết xuất sụn cá mập, chiết xuất vỏ liễu trắng, chiết xuất sụn mũi cá hồi, chiết xuất lá actiso… góp phần bổ sung Proteoglycan và Salicin giúp hỗ trợ sức khỏe của khớp, tăng cường sự linh hoạt, giảm khó chịu khi cử động.
Bài viết trên đây là tổng hợp đầy đủ những thông tin cơ bản nhất về gãy xương chậu, dấu hiệu nhận biết cũng như phương pháp điều trị. Hi vọng sẽ giúp cho người bệnh thêm kiến thức bổ ích để ứng dụng trực tiếp vào cuộc sống cũng như tình trạng bệnh của bản thân. Từ đó nhanh chóng hồi phục, đảm bảo sức khỏe tuyệt vời về sau này.
TÌM HIỂU THÊM: 10 Loại viên uống xương khớp của Nhật đáng mua trong năm 2023