Tiểu đường ăn gì thay cơm? Bạn cần nắm rõ các loại thực phẩm nên bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng để tránh làm cho tình trạng nặng thêm, đồng thời xoa dịu các triệu chứng bệnh. Bài viết còn bật mí cho bạn cách ăn cơm khoa học và đảm bảo vẫn giữ được tỷ lệ đường huyết ổn định.
I. Cơm trắng gây ảnh hưởng gì với bệnh nhân tiểu đường?
Các nguồn carbohydrate bao gồm cơm trắng, kẹo, nước ngọt… sẽ khiến cơ thể hấp thu đường đơn trong đó với tốc độ cực nhanh. Việc tăng đột biến lượng đường trong máu là nguyên nhân chính khiến cho bệnh tiểu đường ngày một trầm trọng.
Chuyên gia dinh dưỡng còn giải thích, thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) càng cao thì càng gây nguy hiểm cho người bị đái tháo đường. Gạo trắng có chỉ số GI lên tới 83 nên cần phải được cắt giảm trong khẩu phần ăn.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Y khoa Anh cho biết, người ăn nhiều gạo trắng có thể tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp II. Cho nên, những đối tượng bị tiền tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến lượng cơm hằng ngày của mình.
Các tiến sĩ trường Harvard cũng đưa ra kết luận từ một vài cuộc khảo sát: Người ăn cơm trắng từ 3-4 bát mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng đái tháo đường cao hơn gấp 1,5 lần so với người ăn ít cơm.
Tóm lại, cơm trắng là một loại thực phẩm có thể gây nhiều bất tiện cho những ai đang đối diện với tình trạng kháng Insulin, kéo theo mất cân bằng đường huyết và gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.
II. Người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm?
Người bệnh tiểu đường nên chuyển sang ăn các món tinh bột lành mạnh, chỉ số GI thấp như gạo lứt, yến mạch, khoai lang, hạt chia, đậu đỗ… Đồng thời, bạn cũng nên cắt giảm bớt những món carb rỗng hay nhiều chất béo.
1. Ăn gạo lứt thay cơm khi bị tiểu đường
Gạo lứt có GI ở mức trung bình (56-69), lại chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn so với gạo trắng hạt ngắn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thay thế gạo lứt cho các bữa ăn hằng ngày.
Một lượng lớn chất xơ hòa tan từ hạt gạo lứt có tác dụng làm chậm tốc độ phân giải đường, không gây ra tình trạng tăng đường huyết đột ngột.
Hơn nữa, khoáng tố magie trong đó còn đảm nhận vai trò thúc đẩy sản xuất hormone Insulin, góp phần giúp cho quá trình điều hòa tỷ lệ đường huyết thuận lợi hơn.
Đây còn là loại thực phẩm không thể thiếu trong các thực đơn ăn kiêng giảm cân, giúp bạn có cảm giác no lâu và ít có ham muốn nạp những đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ.
Bạn không nên thay thế hoàn toàn cơm trắng bằng gạo lứt, hãy đan xen vào khoảng 2-3 bữa trong tuần để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, không bị suy nhược.
2. Yến mạch ăn thay cơm lúc bị tiểu đường
Chỉ số GI trong yến mạch ở ngưỡng tương đối an toàn (khoảng 55 đơn vị) nên bạn không cần lo lắng về việc đường huyết tăng mạnh sau ăn.
Yến mạch là một loại ngũ cốc rất giàu chất xơ, hỗ trợ làm chậm sự hấp thu glucose vào máu, đảm bảo hoạt động của Insulin diễn ra suôn sẻ hơn.
Beta glucan trong yến mạch được công nhận là có khả năng giảm thiểu hàm lượng cholesterol xấu, góp phần quan trọng vào việc chữa trị các triệu chứng: mất ngủ, mệt mỏi, suy gan…
Một vài cách chế biến món ăn từ yến mạch là: nấu cháo, ăn cùng sữa chua/ hoa quả dầm… và hãy ưu tiên loại nguyên hạt để đảm bảo dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
3. Người tiểu đường ăn khoai lang thay cơm
Trả lời cho vấn đề ‘Tiểu đường nên ăn gì thay cơm?’, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên sử dụng khoai lang.
Mặc dù đây là thực phẩm chứa tinh bột nhưng chỉ số GI lại ở mức thấp (44 đơn vị) nên người bị mắc đái tháo đường nên bổ sung món khoai lang vào thực đơn ăn uống.
Điểm đặc biệt ở khoai lang là chứa tinh bột kháng đường, làm cho đường huyết tăng một cách từ từ và kích thích gia tăng độ nhạy Insulin. Điều này rất có ích cho việc giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
Hàm lượng calo trong mỗi củ khoai lang cũng không quá cao, là lựa chọn thích hợp cho người muốn cải thiện bệnh tiểu đường kết hợp giảm cân.
Lưu ý quan trọng là bạn chỉ nên chế biến dưới dạng luộc hoặc hấp để tránh làm biến đổi các thành phần dinh dưỡng trong khoai, đảm bảo hiệu quả chữa bệnh tốt.
Bạn nên ăn 1 củ khoai lang cỡ vừa cho mỗi bữa và ăn 3-4 bữa/ tuần, không nên lạm dụng quá mức cần thiết.
4. Thay ăn cơm bằng hạt chia khi bị tiểu đường
Một loại thực phẩm rất tốt cho người tiểu đường là hạt chia (GI=1), trong đó chứa nhiều axit béo lành mạnh hỗ trợ giảm thiểu mỡ máu và cải thiện chỉ số đường huyết.
Hạt còn có hàm lượng chất xơ cao, protein thực vật, magie… đóng vai trò quan trọng giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, có xu hướng nạp ít tinh bột hơn trong những bữa chính.
Bạn có thể dùng hạt chia trong các món salad hoặc đồ uống detox, dùng với liều lượng từ 2-3 thìa mỗi ngày để cân bằng lại lượng đường trong máu.
5. Ăn đậu đỗ thay thế cơm trong lúc bị tiểu đường
Nhắc tới việc ‘Tiểu đường ăn gì thay cơm?’, bạn cần chú ý bổ sung đậu đỗ, các loại hạt ngũ cốc để cung cấp chất xơ và carb phức hợp có lợi cho tiêu hóa.
Trong đậu đỗ chứa hàm lượng lớn protein thực vật lành mạnh, góp phần quan trọng vào việc chuyển hóa glucose và giải phóng năng lượng.
Nhờ đó, cơ thể sẽ giải quyết được vấn đề tăng đường huyết quá mức kiểm soát, đồng thời giảm tỷ lệ mắc béo phì, hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
Khi chế biến các món từ đậu đỗ, bạn nên rửa nhẹ nhàng để giữ nguyên lớp vỏ bên ngoài, có thể nấu thành chè hoặc các món canh bổ dưỡng.
Mỗi loại đậu sẽ có hàm lượng dinh dưỡng và calo khác nhau nên bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng, chủ động điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp với mình.
III. Cách ăn cơm trắng mà vẫn giữ được đường huyết ổn định
Mặc dù cơm trắng tiềm ẩn những nguy cơ khiến bệnh tiểu đường chuyển biến nặng hơn, nhưng bạn không nên cắt giảm hoàn toàn trong khẩu phần ăn.
Để ăn cơm một cách khoa học nhất, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc sau đây:
- Dùng cơm trắng dựa theo nhu cầu năng lượng của cơ thể: bạn nên chủ động cắt giảm khoảng 25-50% lượng cơm trắng trong mỗi bữa và thực hiện đo chỉ số đường huyết sau khi ăn 2h đồng hồ. Trong trường hợp giá trị lớn hơn 10mmol/l, hãy tiếp tục giảm bớt lượng cơm ở những bữa tiếp theo.
- Kiểm soát hàm lượng thức ăn tương ứng với thể trạng: ở nữ giới không cần làm việc nặng quá sức, bạn chỉ cần ăn 1 chén cơm trắng, ngoài ra bổ sung thêm những thực phẩm GI thấp mà vẫn đủ dinh dưỡng. Còn ở nam giới, bạn có thể ăn từ 1,5-2 chén cơm cho mỗi bữa.
- Xây dựng kế hoạch ăn hợp lý: ở các bữa cơm chính, bạn nên bổ sung rau củ quả hoặc nước ép trước 30 phút để ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng cao quá mức. Thêm vào đó, hãy ăn uống điều độ, đúng giờ và điều chỉnh mức calo phù hợp.
- Dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm đường huyết: sử dụng viên uống chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên sẽ giúp bạn điều hòa đường huyết tốt hơn, phòng ngừa biến chứng và không còn phải lo lắng về tiểu đường.
Một gợi ý sản phẩm viên uống trị tiểu đường trên thị trường hiện nay là Insuna Nhật Bản, được thương hiệu Fujina trực tiếp phân phối.
Sản phẩm với những thành phần dược liệu thiên nhiên lành tính, công nghệ sản xuất tiêu chuẩn giúp hỗ trợ chuyển hóa đường, cải thiện chỉ số đường huyết. Trong đó có sử dụng chiết xuất từ các thành phần như cây chóp mao lưới, lá neem Ấn Độ, cây thùa, củ cúc vu…nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ.
Thắc mắc ‘Tiểu đường ăn gì thay cơm?’ đã được bài viết giúp bạn lý giải. Hãy chủ động chọn cho mình một phương pháp cải thiện bệnh an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu biến chứng không mong muốn.
THAM KHẢO NGAY: 6 loại viên uống tiểu đường của Nhật Bản được khách hàng tin dùng