Gãy xương bàn chân luôn nằm trong TOP những ca chấn thương về xương khớp thường gặp nhất. Đây là nơi chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể và thực hiện những vận động đi lại cơ bản nhất của con người. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin về gãy xương bàn chân để bạn tìm hiểu và có phương án điều trị hiệu quả.
I. Gãy xương bàn chân là gì?
Bàn chân là một trong những bộ phận cấu tạo khá phức tạp trên cơ thể với ba phần chính là: bàn chân trước, giữa và sau.
Chúng được tạo thành bởi 26 xương kích thước khác nhau, kết nối lại bằng hệ thống hàng trăm dây chằng, các nhóm cơ tác động và khoảng 30 khớp hoạt dịch. Tất cả được liên kết với nhau tạo tiền đề cho quá trình vận động, đi lại của bạn được diễn ra một cách chuẩn xác và thuận tiện nhất.
Gãy xương bàn chân được hiểu đơn giản là tình trạng xương bàn chân gặp phải hiện tượng nứt, gãy do va chạm mạnh hoặc xuyên thủng qua da gây mất máu nhiều. Rất nhiều những ca chấn thương bàn chân bị phát hiện muộn hoặc không được điều trị đúng cách dẫn đến tình trạng ngày càng tệ, chỉ khi thực sự đau và không thể di chuyển mới đi thăm khám.
Trong số các trường hợp gãy xương bàn chân được thống kê hiện nay, gãy xương bàn chân số 5 và gãy xương bàn chân số 3 là phổ biến nhất. Bởi đây là hai vị trí bị chèn ép nhiều hoặc thường gặp phải các tai nạn trẹo chân.
II. Dấu hiệu gãy xương bàn chân
Xương bàn chân giữ nhiệm vụ quan trọng trong quá trình vận động và đi lại, ngay khi bàn chân có những biểu hiện nhỏ nhất bạn cũng thể dễ dàng cảm nhận được sự khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Khi bị gãy xương bàn chân, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng sau đây:
- Đau nhói chính là triệu chứng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất, đau hơn khi vận động
- Ở các vùng gãy sẽ xuất hiện dấu hiệu bầm tím hay sưng phù nề
- Bàn chân biến dạng, lệch khỏi cấu trúc hình dạng thông thường
- Khó khăn trong vấn đề đi lại, thậm chí là cả những vận động nhỏ nhất
- Xuất hiện những cử động bất thường không thể kiểm soát hay bình thường không thể thực hiện được
- Ngoài ra còn một vài triệu chứng khác như vết thương hở dễ dàng nhận thấy, chảy máu, tê cứng,…
III. Nguyên nhân bị gãy xương bàn chân
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng gãy xương bàn chân hiện nay như nứt rạn, vỡ vụn hoặc uốn cong. Cùng điểm qua một số tác nhân chủ yếu sau đây:
- Do gặp phải các tai nạn không mong muốn hay ngã từ trên cao xuống
- Tiếp xúc trực tiếp với tác động mạnh từ những vật nặng, cứng
- Hoạt động thể dục thể thao với cường độ cao, thi đấu chuyên nghiệp
- Những người bị bệnh loãng xương, lao động lặp lại trong thời gian dài dẫn đến xuất hiện các vết nứt gãy.
IV. Gãy xương bàn chân bao lâu thì hết sưng, lành hẳn
Mỗi trường hợp gãy xương bàn chân đều sẽ có thời gian khỏi là khác nhau phụ thuộc vào mức độ vết thương cũng như khả năng phục hồi của từng người. Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng, nếu như được điều trị sớm và đúng phương pháp, chấn thương sẽ phục hồi rất nhanh chóng.
Theo như thống kê, thường thì vết thương sẽ hết sưng và lành lại sau khoảng từ 2-3 tháng. Ngoài ra trong vòng từ 3-6 tháng thì người bệnh đã bắt đầu có thể đi lại và sinh hoạt bình thường, tuy nhiên vẫn phải hạn chế đối đa tác động mạnh lên vùng bị gãy. Để có thể phục hồi hoàn toàn khả năng vận động thì sẽ phải mất ít nhất 1 năm.
V. Phương pháp điều trị gãy xương bàn chân
Sau quá trình thăm khám cộng thêm những phương pháp xét nghiệm hình ảnh như chụp X-Quang, chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thông thường sẽ có 2 cách điều trị chủ yếu sau đây:
1. Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật)
Trong trường hợp chấn thương không quá nặng, chưa cần đến sự can thiệp của các biện pháp xâm lấn, bác sĩ sẽ khuyến nghị điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Đơn giản nhất là chỉ cần sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau, kết hợp cùng với đó là nạng hỗ trợ đi lại.
Ngoài ra nếu gãy xương bàn chân không bị di lệch hoặc di lệch ít, phương pháp điều trị được tốt nhất được áp dụng là nắn chỉnh lại xương và thực hiện bó bột. Vết thương sau đó sẽ tự lành, người bệnh chỉ cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi khoa học và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Điều trị phẫu thuật gãy bàn chân (mổ)
Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật trong trường hợp vết thương hở hoặc nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tránh tối đa tình trạng nhiễm trùng xương. Khi đó, các đầu xương gãy và các mô mềm được sát trùng sạch sẽ, sau đó cố định bằng đinh, vít hay các tấm kim loại.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải mang nẹp cố định để bất động bàn chân sau ca phẫu thuật. Đến khi xương lành, người gãy xương sẽ phải tiếp tục phẫu thuật để thực hiện quá trình lấy dụng cụ ra, chúng sẽ trồi lên trên da hoặc gây đau nhức.
TÌM HIỂU THÊM: Gãy xương mắt cá chân có nguy hiểm không? Cách điều trị
VI. Một số câu hỏi thường gặp khi gãy xương bàn chân
Gãy xương bàn chân là tai nạn rất thường gặp nên xung quanh vấn đề này có khá nhiều câu hỏi được đặt ra cần giải đáp. Nổi bật trong đó là:
1. Cách tập đi sau khi gãy xương bàn chân
Xương bàn chân đóng vai trò quan trọng trong quá trình đi lại và vận động, chính vì vậy để vết thương hồi phục một cách hiệu quả nhất nên hạn chế tối đa đi lại và cử động mạnh.
Sau khi vết thương đã lành, bạn cần luyện tập lại sức mạnh của gân, vùng cổ chân và bàn chân bởi sẽ không tránh khỏi tình trạng bị teo cơ sau những ngày dài nằm bất động. Kết hợp với massage cho mạch máu lưu thông, từ từ đứng bằng chân đã gãy cho thích nghi dần với việc chịu lực.
Khi mọi thứ đã dần ổn định, lúc này mới tập dáng đi lại bình thường, chạy bộ nhẹ nhàng, sau đó nâng lên các động tác khó và hoạt động trở lại như chưa chấn thương. Đây là quá trình cần sự nỗ lực và kiên trì, tránh vội vàng khiến vết thương chấn thương trở lại.
2. Gãy xương bàn chân nên ăn gì?
Để quá trình hồi phục diễn ra một cách hiệu quả nhất thì ngoài thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng bạn cần áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp xương mau lành. Khi gãy xương bàn chân, bạn cần chú ý ăn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, kẽm, omega-3, đạm, sắt và magie.
Ngoài ra người bênh cũng cần lưu ý tránh sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, chất béo và đồ ăn dầu mỡ. Đây là những tác nhân quan trọng khiến quá trình bình phục của bạn bị kéo dài, tổn thương sau này.
Hãy sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ khi bị gãy xương bàn chân, tiêu biểu là uống viên xương khớp Prokan Nhật Bản. Sản phẩm nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, rất giàu canxi và photpho, được nhập khẩu chính hãng từ Nhật Bản.
Sản phẩm chứa nhiều thành phần dược liệu quý như: chiết xuất sụn cá mập, chiết xuất vỏ liễu trắng, chiết xuất sụn mũi cá hồi, chiết xuất lá actiso… góp phần bổ sung Proteoglycan và Salicin giúp hỗ trợ sức khỏe của khớp, tăng cường sự linh hoạt, giảm khó chịu khi cử động.
TÌM HIỂU THÊM: Những loại viên uống tốt cho xương khớp đến từ Nhật Bản
Tóm lại, gãy xương bàn chân là chấn thương rất thường gặp và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn. Hãy cố gắng hạn chế tối đa tai nạn xảy ra và ngay khi có bất kì biểu hiện nghi ngờ nào của gãy xương bàn chân nên đến ngay bác sĩ để được tư vấn và thăm khám. Hi vọng qua bài viết bạn sẽ có được những kiến thức hữu dụng về gãy xương bàn chân, từ đó áp dụng để quá trình hồi phục diễn ra tốt nhất.