Tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì là những vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là khi căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Nếu không có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, người bệnh sẽ dễ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Kenkoshop.vn tham khảo chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bệnh nhân tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.
I. Tiểu đường nên ăn gì? 5 nhóm thực phẩm gợi ý
Nền y học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu mọi người biết được việc nên bổ sung thực phẩm như thế nào là phù hợp. Tiểu đường nên ăn gì sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra cho cơ thể.
1. Thực phẩm cho người tiểu đường nhóm đường bột
Đây là nhóm thực phẩm đầu tiên trong tháp dinh dưỡng cho người bị tiểu đường. Nhóm đường bột cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho bệnh nhân mà không có hoặc có ít vitamin.
Ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, gạo lứt, rau củ, đậu đỗ,… có thể ăn hàng ngày tùy vào nhu cầu của bản thân. Bạn có thể linh hoạt chế biến theo nhiều cách như hấp, luộc, nướng,… để giảm ngán.
Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn khoai tây, bánh gạo hoặc bánh mì,… Vì chúng chính là mối hiểm họa khôn lường làm gia tăng huyết áp. Ngoài ra, nếu ăn các loại khoai sắn thì cần giảm hoặc cắt cơm vì nó cung cấp khá nhiều tinh bột.
2. Thức ăn dành cho người tiểu đường nhóm thịt cá
Trong thịt, cá, trứng chứa nhiều sắt, chất đạm và vitamin đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường càng cần phải cung cấp nhóm thực phẩm này để cơ thể không bị thiếu chất, đủ “sức” chống lại bệnh tật.
Vậy bị tiểu đường nên ăn gì? Câu trả lời là nên ăn cá, ăn thịt nạc như thịt ức gà, thịt gia cầm bỏ da, bỏ mỡ. Tốt hơn hết, các món ăn cần chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo, hạn chế chiên xào.
3. Đồ ăn cho người tiểu đường nhóm chất béo, đường
Chế độ ăn của người tiểu đường luôn luôn ưu tiên các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa. Ví dụ như: dầu đậu nành, vừng, dầu cá, dầu oliu, mỡ cá,… Bởi lẽ nhóm thực phẩm này cung cấp chất béo có lợi cho cơ thể, tăng cường hấp thu vitamin.
Với bệnh nhân tiểu đường, bạn nên hạn chế sử dụng mỡ động vật, ăn nội tạng động vật hay các đồ hộp chế biến sẵn.
4. Các nhóm rau người tiểu đường nên ăn
Bất cứ ai trong chúng ta cũng nên bổ sung rau củ nhiều hơn trong thực đơn của mình. Với người bệnh tiểu đường, rau củ nên hấp, luộc, ăn sống hoặc trộn làm salad không dùng sốt công nghiệp.
Trong rau củ, hoa quả, có chứa nhiều chất xơ, vitamin, acid amin và chất khoáng. Theo các chuyên gia, người mắc bệnh tiểu đường cần tiêu thụ trung bình 14g/ 1000kcal/ ngày. Nữ giới nên ăn 25g/1000kcal/ngày, nam giới nên tiêu thụ 38g/1000kcal/ngày.
Bên cạnh đó, mướp đắng, rau muống, rau ngót, tảo, bí xanh đều nằm trong top lời giải người tiểu đường nên ăn gì tốt cho sức khỏe.
5. Chế độ ăn cho người tiểu đường với hoa quả
Theo chuyên gia, bệnh nhân cần tăng cường ăn nhiều trái cây tươi sạch. Hạn chế các loại quả chín ngọt như sầu riêng, hồng chín hay xoài chín,… Ngoài ra, cũng không nên chế biến nó thành các món ăn vặt bằng cách cho thêm kem, sữa.
II. Bệnh tiểu đường kiêng ăn uống gì?
Có khá nhiều loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường không nên ăn. Bởi lẽ nó không chỉ làm tăng đường huyết mà còn thúc đẩy diễn tiến bệnh nặng nhanh hơn. Cùng tham khảo xem danh sách 6 thực phẩm tuyệt đối nên tránh khi mắc tiểu đường dưới đây:
1. Gạo trắng
Có lẽ, đây thực sự là một cuộc chiến gay gắt đối với người mắc bệnh tiểu đường. Khi mà gạo trắng luôn là loại thực phẩm “quốc dân” gắn liền với cuộc sống người Việt bao đời nay. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn cơm gạo trắng thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 27%.
Sở dĩ như vậy là bởi trong gạo trắng có chứa nhiều tinh bột, dễ khiến lượng glucose trong máu tăng lên. Vậy không ăn cơm gạo trắng, tiểu đường nên ăn gì thay thế? Đó chính là ăn cơm gạo lứt vì nó chứa nhiều chất xơ và ít đường.
2. Trái cây sấy khô
Tuy dồi dào chất xơ và dưỡng chất nhưng trái cây sấy khô lại không hề tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Khi trái cây sấy khô, lượng nước có trong nó sẽ bị mất đi và lượng đường cô đặc lại.
Do đó, người bệnh ăn loại thực phẩm này thường xuyên sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
3. Đồ ăn nhanh
Bệnh tiểu đường kiêng ăn uống gì thì không thể bỏ qua đồ ăn nhanh. Mặc dù thơm ngon, thuận tiện nhưng nó thực sự là “sát thủ” thầm lặng hại sức khỏe chúng ta.
Trong món ăn khoái khẩu này, chứa nhiều chất béo bão hòa và chất bảo quản không tốt. Nó góp phần làm tăng gánh nặng lên các tế bào, khiến chúng suy kiệt, không tiết được insulin.
4. Đồ ngọt
Một tin xấu cho những tín đồ ăn ngọt chính là bệnh tiểu đường phải kiêng đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt có gas,… Bởi thành phần có chúng có rất nhiều đường công nghiệp. Đây chính là khắc tinh của cơ thể, là tác nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao chóng mặt.
5. Sầu riêng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị tiểu đường vẫn có thể ăn sầu riêng nhưng ở mức độ vừa phải. Lý do là vì loại quả này nằm trong nhóm thực phẩm có lượng đường cao (glucose, fructose) và có tính nóng.
Nếu tiêu thụ quá nhiều sầu riêng trong một lần ăn thì đường huyết sẽ tăng vọt khó kiểm soát.
6. Các loại đồ uống, chất kích thích
Thuốc lá, nước ngọt có gas, caffeine, bia rượu,… đều là những kẻ thù không đội trời chung với bệnh nhân tiểu đường. Chất độc từ thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng đến tuyến tụy, kìm hãm khả năng sản sinh insulin và điều chỉnh đường huyết. Nước ngọt có gas chứa hàm lượng đường quá cao khiến bệnh trở nặng.
Đối với người bình thường, nếu sử dụng thường xuyên các loại đồ uống, chất kích thích này thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 22%.
III. Chế độ ăn và thực đơn gợi ý cho người tiểu đường
Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng bệnh. Chế độ ăn cần đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng mới cân bằng được chỉ số đường huyết, đảm bảo an toàn khi mắc bệnh.
1. Nguyên tắc cơ bản kiểm soát bệnh tiểu đường
Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia khuyến nghị, chế độ ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường cần phải cân đối tỉ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng. Những nguyên tắc cụ thể sau đây sẽ rất tốt cho quá trình ổn định và điều trị bệnh:
- Protein: người lớn nên bổ sung khoảng 1 – 1.2g/ kg/ ngày. Tỷ lệ này tương đương với 15 – 20% năng lượng khẩu phần.
- Lipid: Nên chiếm 25% – dưới 30% tổng số năng lượng khẩu phần. Hạn chế các axit béo bão hòa để ổn định đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Gluxit (chất đường bột): Nên đạt 50 – 60% tổng số năng lượng khẩu phần. Người nhà nên chọn loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: bánh mì đen, gạo lứt, yến mạch, đậu nguyên hạt,…
2. Gợi ý thực đơn 5 ngày cho người tiểu đường
Thực đơn bữa ăn nên có sự đa dạng, thay đổi liên tục để đỡ ngán. Đồng thời, người nhà cần ưu tiên cân bằng dinh dưỡng hài hòa, lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Ngày 1:
- Bữa sáng: Phở gà, hoa quả
- Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt, canh bí đỏ nấu thịt, đậu phụ, hoa quả
- Bữa xế: bánh quy ít đường
- Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt, rau cải luộc, thịt kho, hoa quả
Ngày 2:
- Bữa sáng: Bánh cuốn, hoa quả
- Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt, canh cá hồi, rau muống luộc, thịt gà kho, hoa quả
- Bữa xế: Sữa chua ít đường
- Bữa tối: 1 bát cơm, canh cải nấu tôm, dưa cải, thịt luộc, hoa quả
Ngày 3:
- Buổi sáng: bánh mì, hoa quả
- Bữa trưa: 1 bát cơm, canh ngao nấu chua, cá rán, hoa quả
- Bữa xế: bánh Flan
- Bữa tối: bún mọc, hoa quả
Ngày 4:
- Bữa sáng: cháo đậu đỏ
- Bữa trưa: 1 bát cơm, trứng cuộn, canh cua rau cải, hoa quả
- Bữa xế: ngô luộc
- Bữa tối: 1 bát cơm, gà nấu nấm, mướp đắng xào trứng, hoa quả
Ngày 5:
- Bữa sáng: Bún thang
- Bữa trưa: 1 bát cơm, canh bí nấu xương, hoa thiên lý xào thịt bò, hoa quả
- Bữa xế: chè đậu đen
- Bữa tối: bún mọc, hoa quả
IV. Một số lưu ý về ăn uống khác đối với bệnh nhân tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì, nên kiêng gì cần phải tuân theo sự tư vấn của bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc cơ bản trong ăn uống để trì hoãn các biến chứng của bệnh tiểu đường phát tác. Cụ thể như sau:
- Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn nhiều món trong một bữa, thay đổi thực đơn liên tục
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa, không ăn quá no hoặc quá đói, không bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên thay đổi cơ cấu và khối lượng các bữa ăn quá nhanh, quá nhiều
- Ăn bữa phụ trước khi đi ngủ như uống ly sữa nóng hoặc hoa quả
- Khuyến khích ăn các loại thức ăn nguyên chất, ít qua sơ chế. Thay vì đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, bệnh nhân đái tháo đường nên ăn đồ luộc, hấp.
- Cần vận động sau ăn, tránh nằm sau ăn, dành thời gian tập thể dục thể thao để duy trì sức khỏe dẻo dai, bền bỉ.
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, vận động khoa học, bí quyết của người Nhật trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường đó là kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến sản phẩm viên uống Insuna chiết xuất từ thiên nhiên hỗ trợ đẩy lùi tiểu đường.
Sản phẩm với những thành phần dược liệu thiên nhiên lành tính, công nghệ sản xuất tiêu chuẩn giúp hỗ trợ chuyển hóa đường, cải thiện chỉ số đường huyết. Trong đó có sử dụng chiết xuất từ các thành phần như cây chóp mao lưới, lá neem Ấn Độ, cây thùa, củ cúc vu…nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ.
Với những chia sẻ trên đây, Kenkoshop.vn hi vọng đã giải đáp được thắc mắc người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng ăn gì và chế độ dinh dưỡng ra sao là phù hợp. Để tăng khả năng chiến thắng bệnh tiểu đường, hãy cân nhắc sử dụng viên uống Insuna mỗi ngày!
XEM NGAY: 6 loại viên uống tiểu đường của Nhật Bản bạn nên tham khảo