Top 10 món canh tốt cho người tiểu đường dễ nấu, dễ ăn

Không phải ai cũng biết danh sách những món canh tốt cho người tiểu đường vừa giàu dinh dưỡng lại dễ nấu. Nó không chỉ ngon, đảm bảo chế độ ăn uống cho người bệnh mà còn hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Từ đó, giúp việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất, ngăn ngừa tối đa các biến chứng do căn bệnh này gây ra. Cùng Kenkoshop.vn tìm hiểu kỹ hơn về nguyên tắc chọn canh và top 10 món canh cực tốt khi bị tiểu đường ngay sau đây!

1. Nguyên tắc lựa chọn các loại canh khi bị tiểu đường

Vì chế độ ăn uống sẽ tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu. Vậy nên, khi chọn canh nói riêng, các loại thực phẩm nói chung cần phải có sự tính toán kỹ càng, hợp lý. Đây là việc làm cần thiết giúp bạn nhanh chóng đánh bại bệnh tật, chăm sóc sức khỏe cả gia đình tối ưu. 3 nguyên tắc chung bạn cần tuân thủ khi chọn món canh tốt cho người tiểu đường như sau:

1.1. Lựa chọn canh có chỉ số đường huyết thực phẩm GI thấp

Chỉ số GI chính là thước đo khả năng làm tăng đường huyết của một thực phẩm nào đó trước khi ăn. Có 3 mức phân loại giá trị của GI là mức thấp (< 55), mức trung bình (56 – 69), mức cao (> 70).

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Điều này sẽ giúp quá trình hấp thu đường vào máu diễn ra chậm hơn, ổn định hơn. Từ đó, hạn chế được tình trạng lượng đường tăng vọt đột ngột gây ra những biến chứng khôn lường.

Các loại thực phẩm thuộc nhóm chỉ số GI thấp gồm có: rau xanh, trái cây ít ngọt,… Bạn cũng nên đa dạng hóa chế độ ăn bằng cách kết hợp các món ăn có chỉ số đường huyết cao (cơm trắng, bánh mì) và thấp (rau củ). Tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân và hiện trạng sức khỏe để bạn có sự phân bố hợp lý, khoa học.

1.2. Lựa chọn món canh có hàm lượng calo vừa đủ

Bạn có biết, thừa cân, béo phì thực chất là “hung thủ” giết chết hệ đề kháng Insulin. Nó cũng là tác nhân khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng đột biến, cũng như khiến bệnh trở nặng.

Do đó, các món canh tốt cho người tiểu đường cần có hàm lượng calo vừa phải. Nó không quá nhiều nhưng vẫn đủ để dung nạp năng lượng cho hoạt động thường ngày.

XEM NGAY: Viên uống tiểu đường của Nhật Bản: 6 Loại nên tham khảo

1.3. Lựa chọn loại canh cân đối các thành phần dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường cần có sự “cân đo đong đếm” thực đơn món ăn phù hợp. Các món canh cần phải cân đối được các nhóm chất dinh dưỡng. Bao gồm: chất đạm, chất béo, chất bột, chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất cần thiết khác.

Đặc biệt, nếu cung cấp đầy đủ chất xơ thì tốc độ hấp thu đường từ thực phẩm vào máu chậm hơn. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ duy trì được lượng đường huyết ở mức ổn định.

2. 10 món canh tốt cho người tiểu đường

Tình trạng tăng đường huyết sau ăn xảy ra khá phổ biến. Nó làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, góp phần vào các biến chứng mạch máu lớn, nhỏ. Do đó, các món canh tốt cho người tiểu đường cần tuân thủ các nguyên tắc chọn lựa cơ bản trên.

2.1. Canh thịt nạc mướp đắng

Món canh tốt cho người tiểu đường đầu tiên mà Fujina muốn giới thiệu đến bạn là canh thịt nạc mướp đắng. Món này có tác dụng kích thích cơ thể tăng sản sinh hormone Insulin. Ngoài ra, nó còn hạn chế gan tiết ra lượng đường Glucose, hỗ trợ tế bào hấp thu nhiều Glucose hơn.

Thêm nữa, canh thịt nạc mướp đắng còn có tính oxy hóa cao, giúp kìm hãm quá trình lão hóa. Đây là món ăn quen thuộc trong bữa ăn gia đình nhưng ít ai biết nó lại có tác dụng tốt cho người tiểu đường như thế.

Chuẩn bị:

  • 50g thịt lợn nạc
  • 150g mướp đắng
  • Một số loại gia vị cần thiết

Cách thực hiện:

  • Mướp đắng bỏ hạt, cắt phần đầu và đuôi, rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn
  • Thịt lợn rửa sạch, thái nhỏ
  • Cho dầu ô liu vào nồi phi thơm hành, xào sơ thịt nạc rồi múc ra bát.
  • Sau đó, thêm nước đun sôi vào, cho thịt đã xào và mướp đắng vào nấu chín
  • Nêm gia vị vừa miệng, đợi một lát rồi tắt bếp.

2.2. Canh nấm cải xanh

Món canh này là sự kết hợp giữa 2 loại thực phẩm vàng tốt cho người bị tiểu đường: nấm và cải xanh.

Nấm có hàm lượng GI thấp từ 10 – 15, GL trong 70gram nhỏ hơn 1. Điều này đồng nghĩa với việc nó không hề làm tăng lượng đường trong máu. Hơn thế, nấm còn chứa lượng vitamin B và Polysacarit dồi dào đặc biệt tốt cho người bệnh.

Trong khi đó, cải xanh lại chứa chiết xuất sulforaphane giúp kích hoạt các enzyme có chức năng bảo vệ. Nhờ đó, hạn chế được những tổn thương gây ra ở tế bào do đường huyết cao, hạn chế mỡ máu cao và tăng huyết áp.

Chuẩn bị:

  • 350g cải xanh thái khúc, rửa sạch
  • 50g bắp non
  • 6 tai nấm hương
  • 1 củ hành tím băm nhỏ
  • ½ thìa bột ngọt, ⅓ thìa muối và 1 ít dầu ăn

Cách thực hiện:

  • Phi thơm hành tím cùng với dầu rồi cho nấm vào xào chín
  • Tiếp tục cho lần lượt bắp non, cải xanh xào cùng
  • Cuối cùng là nêm nếm gia vị vừa ăn rồi thưởng thức thôi.

2.3. Canh tía tô rau thơm

Lá tía tô được coi như một loại rau gia vị, làm tăng độ hấp dẫn cho món ăn. Tuy nhiên, bạn sẽ phải bất ngờ về tác dụng thần kỳ của nó trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

Lá tía tô giàu carbohydrate, không chứa được và cung cấp 7g chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn. Vì vậy, nó không chỉ thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn kiểm soát bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ xảy ra biến chứng.

Chuẩn bị:

  • 30g lá tía tô
  • 10g các loại rau thơm: húng lủi, kinh giới, húng quế,…
  • 100g tôm bóc vỏ, rửa sạch và giã nát

Cách thực hiện:

  • Phi thơm hành rồi cho nước vào nồi cùng tôm đã được giã nát
  • Sau khi nước sôi, bạn cho các nguyên liệu còn lại vào cùng.
  • Nêm nếm gia vị rồi tắt bếp
  • Món canh tốt cho người tiểu đường này nên ăn cách nhau 3 ngày, kiên trì trong vòng 1 tháng. Bạn sẽ thấy những triệu chứng khó chịu của bệnh thuyên giảm một cách rõ rệt.

2.4. Canh hẹ

Không chỉ là loại rau ăn thông thường, rau hẹ thực tế chứa rất nhiều thành phần tốt cho người đái tháo đường. Trong rau hẹ, chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin PP góp phần quan trọng vào quá trình hấp thu và chuyển hóa đường trong cơ thể.

Hơn nữa, rau hẹ còn có khả năng tăng độ nhạy cảm với Insulin từ tuyến tụy. Nhờ đó, hỗ trợ tích cực trong việc kiểm soát nồng độ đường huyết. Đồng thời, đề phòng tối đa chứng rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Chuẩn bị:

  • 150 hẹ tươi cắt khúc, rửa sạch
  • 30g tôm khô, ngâm nước cho nở rồi giã nát
  • 2 tấm đậu phụ cắt thành miếng nhỏ
  • 1 quả cà chua, cắt múi cau
  • Hành tím băm nhỏ, gia vị nêm nấu

Cách thực hiện:

  • Phi thơm hành tím với dầu ăn, sau đó cho tôm khô giã nát vào xào lên
  • Khi có mùi thơm, bạn thêm nước vào đun sôi
  • Tiếp đến, cho hẹ, đậu phụ và cà chua vào nồi nấu chín
  • Nêm gia vị phù hợp, rồi tắt bếp sau đó khoảng 3 – 5 phút

2.5. Canh măng đậu hũ

Nhắc đến top món canh tốt cho người tiểu đường, không thể bỏ lỡ món canh măng đậu hũ. Món ăn có hương vị độc đáo, hấp dẫn, thanh đạm và tốt cho sức khỏe.

Trong măng, có chứa ít calo, giàu protein, chất xơ và các vitamin, khoáng chất. Nó có tác dụng tuyệt vời trong giảm thiểu lượng đường trong máu.

Còn sử dụng đậu hũ sẽ giúp người bệnh giảm lượng cholesterol, lượng đường trong máu và cải thiện khả năng dung nạp Glucose. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn 2 bìa đậu hũ mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Thậm chí, nó còn giúp điều chỉnh nồng độ Insulin của cơ thể về mức ổn định.

Chuẩn bị:

  • Măng khô
  • Thịt lợn nạc
  • Đậu hũ
  • Tỏi, hành lá, gia vị

Cách thực hiện:

  • Măng khô ngâm qua đêm, rửa sạch, xé thành sợi
  • Thịt lợn nạc, đậu hũ rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn
  • Phi thơm tỏi đập dập với dầu ăn rồi cho thịt lợn vào xào sơ
  • Tiếp đó, cho măng vào xào chín, rồi cho lượng nước tùy nhu cầu vào nồi
  • Sau khi nước sôi, nêm nếm gia vị và cho hành lá vào là hoàn thành.

2.6. Canh vịt hầm hạt sen

Nếu bạn đang tìm kiếm món canh tốt cho người tiểu đường, lành mạnh với lượng đường trong máu thì canh vịt hầm hạt sen là một gợi ý lý tưởng. Thịt vịt chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, giàu protein nhưng hàm lượng chất béo rất thấp. Vì vậy, ăn thịt vịt bỏ da ở mức độ hợp lý sẽ cải thiện đáng kể nồng độ lipid trong máu và khả năng hoạt động của Insulin.

Sự kết hợp thịt vịt với hạt sen tạo ra món ăn kiểm soát lượng đường huyết cực kỳ hiệu quả. Hạt sen có chỉ số đường huyết thấp, hàm lượng calo thấp mà lại giàu chất xơ. Chưa kể đến trong hạt sen cũng có lượng natri thấp, magie cao nên rất có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường.

Chuẩn bị:

  • 150g hạt sen, tách bỏ tim sen rồi rửa sạch
  • 350g thịt vịt đã qua sơ chế khử mùi bằng gừng và rượu
  • Hạt nêm, muối, gia vị cần thiết

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả các nguyên liệu, nêm nếm gia vị vừa đủ rồi cho vào trong nồi đất
  • Hầm thực phẩm cho đến như nhừ, thơm ngon, trọn vị.

2.7. Canh tim heo hầm với bắp chuối

Đây là món canh bổ dưỡng thích hợp với những người mắc bệnh tiểu đường kéo theo bệnh vành tim. Mặc dù tim heo có hàm lượng cholesterol cao hơn cả thịt, cá, tôm. Nhưng khi phối hợp với bắp chuối lại là món ăn có lợi cho sức khỏe.

Mặt khác, bắp chuối dồi dào chất xơ giúp giảm lượng đường huyết cũng như tăng nồng độ Hemoglobin trong cơ thể.

Chuẩn bị:

  • Tim heo
  • Bắp chuối 100g
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tim heo, dùng dao chẻ thành nhiều đường dọc theo quả tim để ngấm gia vị và nhanh chín
  • Bắp chuối bào mỏng, rửa sạch rồi ngâm muối cho bớt chát
  • Cho tim heo, bắp chuối cùng lúc vào nồi, đổ thêm nước, sau đó hầm nhừ.
  • Mọi người nên ăn cách ngày 1 lần, ăn liên tục trong 7 tháng sẽ thấy được bệnh đái tháo đường giảm đi đáng kể.

ĐỪNG BỎ LỠ: “Điểm danh” 10 loại bánh cho người tiểu đường tốt nhất 2023

2.8. Canh đậu đỏ khoai lang

Theo Đông y, khoai lang và hạt đậu đỏ đều có nhiều công dụng hay như: thanh nhiệt, dưỡng huyết, lợi tiểu, thanh hỏa độc,… Món canh đậu đỏ khoai lang giàu chất xơ, chất chống oxy hóa nên rất tốt cho người bị tiểu đường. Đặc biệt, nó làm hạn chế tối đa biến chứng bệnh tim mạch do căn bệnh này gây ra.

Chuẩn bị:

  • 200g khoai lang
  • 20g đậu đỏ
  • 10g đậu đen

Cách thực hiện:

  • Khoai lang cắt từng miếng
  • Đậu đỏ, đậu đen ngâm nước trong vòng 3 tiếng rồi vớt ra
  • Cho đậu vào hầm nhừ, sau đó cho khoai lang vào đun chín, nêm gia vị là xong.

2.9. Canh gà, câu kỷ tử

Món canh tốt cho người tiểu đường thứ 9 này thực sự hội tụ đủ các yếu tố: ngon – thanh – tốt cho sức khỏe. So với các loại thịt đỏ, thịt gà bỏ da lành mạnh, thân thiện với người tiểu đường. Thịt gà chứa nguồn protein loại 1, vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể, vừa giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu cho thấy, gà nấu canh sẽ tạo ra axit amino đóng vai trò kích thích sản sinh Insulin, nhằm ổn định lượng đường trong máu.

Hơn nữa, sự góp mặt của vị thuốc quý câu kỷ tử càng khiến người bệnh yên tâm hoàn toàn. Câu kỷ tử có tính oxy hóa mạnh, là lá chắn bảo vệ mắt khỏi biến chứng tiểu đường.

Chuẩn bị:

  • Gà mái 1 con
  • Câu kỷ tử 15g
  • Hành, gừng, rượu, gia vị

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả các loại nguyên liệu, ướp gia vị vừa ăn rồi hầm thành canh uống.

2.10. Canh đậu phụ, nấm hương, ngân nhĩ

Bộ 3 thực phẩm tốt cho người đái tháo đường cùng hội tụ trong một món ăn. Đậu phụ giảm lượng cholesterol, cải thiện đường huyết và khả năng dung nạp Glucose. Nấm hương có chỉ số GI và GL thấp, dồi dào vitamin B và Polysacarit. Ngân nhĩ giàu vitamin, protein và các loại axit amin thiết yếu có hiệu quả rất tốt trong việc giảm lượng đường trong máu.

Chuẩn bị:

  • Đậu phụ 320g
  • Nấm đông cô (nấm hương) 40g
  • Ngân nhĩ (nấm tuyết) 40g
  • Miến đậu xanh lượng thích hợp
  • Hành, muối

Cách thực hiện:

  • Các loại nấm ngâm trong nước cho nở ra
  • Đậu phụ thái từng miếng nhỏ
  • Đun nóng dầu rồi chiên sơ đậu phụ
  • Phi hành thơm rồi thêm nước, nấm nấu chín, đậu phụ vào.
  • Khi nước sôi thì bỏ miến đậu xanh vào, nêm nếm vừa ăn nữa là đủ.

3. Insuna – Hỗ trợ cùng đồ ăn cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, bạn cũng nên kết hợp với việc sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Điều này sẽ giúp quá trình hồi phục cơ thể, cải thiện tình trạng bệnh được diễn ra nhanh chóng hơn, phát huy tối đa hiệu quả.

Để góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng bênh tiểu đường, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Insuna Nhật Bản. Sản phẩm với những thành phần dược liệu thiên nhiên lành tính, công nghệ sản xuất tiêu chuẩn giúp hỗ trợ chuyển hóa đường, cải thiện chỉ số đường huyết. Trong đó có sử dụng chiết xuất từ các thành phần như cây chóp mao lưới, lá neem Ấn Độ, cây thùa, củ cúc vu…nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ.

Hi vọng bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn tìm ra được những nguyên tắc chọn lựa thực phẩm kiểm soát đường huyết hiệu quả. Đồng thời, bỏ túi 10 món canh tốt cho người tiểu đường để thay đổi thực đơn món ăn hàng ngày.

XEM NGAY: 6 loại viên uống tiểu đường của Nhật Bản bạn nên tham khảo

Bài viết liên quan